Phật giáo Việt Nam là Phật Giáo Trung Hoa phải không?

Thứ tư - 05/09/2018 18:50 Đã xem: 1939
CÂU HỎI PHẬT PHÁP
 
1 – hỏi: Phật giáo Việt Nam là Phật Giáo Trung Hoa phải không?
        Bạch Thầy! Có người nói rằng Phật giáo Việt Nam là Phật giáo Trung Hoa phải không?
  • Trả lời:
        Kính thưa Quý Phật tử! Nếu có người nói rằng Phật giáo Việt Nam được truyền từ nước Trung Hoa là đúng. Nhưng ý của người đặt câu hỏi là họ ý rằng Phật giáo của Trung Hoa không phải nguyên thủy từ Ấn Độ, mà là do người Trung Hoa sáng tạo. Người nói nầy hoàn toàn không học thứ nhất lịch sử Phật giáo Trung Hoa, thứ hai sự truyền thừa Y Bát của đức Phật, thứ ba học Đại Tạng Kinh.
        Vào thời Đông Hán, khoảng năm 53 sau tây lịch, Vua Hán Minh Đế mộ đạo Phật. Vua sai sứ giả sang Ấn Độ thỉnh Kinh và đồng thời rướt hai vị Pháp sư là ngài Ca Diếp Ma Đằng và ngài Trúc Pháp Lan về Trung Hoa. Họ đến Trung Hoa dịch và giảng dạy bài pháp đầu tiên là  Kinh Tứ Thập Nhị Chương tại chùa Bạch Mã.
        Ngài Cưu Ma La Viêm là cha của ngài Cưu Ma La Thập từ Ấn Độ sang nước Cu Ty ( Tân Cương bây giờ ) hoằng pháp. Ngài được Vua phong làm quốc sư.
        Ngài Cưu Ma La Thập là Vị dịch Kinh điển Phật giáo đầu tiên sang tiếng Trung Hoa.
        Ngài Huyền Trang sang Ấn Độ học tại trường đại học Nalanda 20 năm. Ngài là người học giả nổi tiếng ở Ấn Độ. Chính phủ Ấn Độ vẫn cho xây dựng một ngôi chùa di tích lịch sử của ngài Huyền Trang gần trường đại học Nalanda. Ngài là người Tam Tạng Pháp Sư thứ hai dịch Đại Tạng Kinh ở Trung Hoa.
        Tổ Bát Nhã Đa La thứ 27 truyền Y Bát của đức Phật cho Tổ Sư Đạt Ma. Tổ Đạt Ma đi sang Trung Hoa truyền Y Bát cho ngài Huệ Khả, Tổ Tăng Xán, Tổ Đạo Tín, Tổ Hoằng Nhẫn và sau cùng là Tổ Huệ Năng. Tổ Huệ Năng sanh năm 638, và nhập niết bàn năm 713,  trụ thế 75 tuổi. Tổ Huệ Năng không truyền Y Bát của đức Phật nữa. Ngài nhập niết bàn để lại chân thân không tan rã hơn 1300 năm. Qua đó, chúng ta biết rằng sự truyền thừa Y Bát của đức Phật không phải qua Tích Lan hay Miến Điện, .v.v. mà qua Trung Hoa. Do đó, người nói Phật giáo Trung Hoa không có nguồn gốc Phật giáo Ấn Độ là sai. Họ chưa có học lịch sử và Đại Tạng Kinh.
 
2 – Hỏi: Phật giáo Nam Tông là Phật giáo gốc phải không? Nam Tông và bắc tông khác nhau thế nào?
  • Trả lời:
Phật giáo là giáo lý của đức Phật. Phật giáo do đức Phật Thích Mâu Ni sáng lập và Ngài là vị giáo chủ, không có người thứ hai. Nam Tông và Bắc Tông không phải do đức Phật sáng lập, mà là do Tăng đoàn đồng ý thành lập ra hình thức và tên gọi khác nhau. Nhưng không phải ý của đức Phật. Do đó, Nam Tông và Bác Tông không có giáo chủ.
Phật giáo là lời dạy của đức Phật, nên Phật giáo Nam Tông và Bắc Tông đều giống nhau. Nhưng chỉ khác nhau hình thức truyền thống, cách sống, pháp môn tu, .v.v.
Ví dụ:
Nam Tông còn gọi là Phật Giáo Nguyên Thủy. Tại sao? Bỡi vì, các Sư mặc y phục theo truyền thống Ấn Độ. Các Sư mỗi ngày đi khất thực, không ăn buổi chiều, tụng Kinh tiếng Pali  (Tiếng Pali là tiếng người nam ấn nói trong thời đức Phật còn tại thế) .v.v.
Bắc Tông trang phục cải cách theo truyền thống dân tộc bản xứ. Các Sư không đi khất thực và tự nấu ăn, tụng Kinh tiếng bản xứ, .v.v.
Đây là hình thứ cách sống khác nhau. Quan trọng của đạo Phật là giác ngộ chân lý.
 
3 – Hỏi: Tại sao có sự khác biệt y áo giữa Nam Tông và Bắc Tông?
  • Trả lời:
        Các Sư Nguyên Thủy thường mặc Xà Rông và cái Y che thân. Đây là trang phục của dân tộc tính Ấn Độ và tu sĩ Ấn Giáo. Người Ấn, người A Phú Hãn, người Pakistan, người Bangladesh, người Miến, người Thái, người Lào, người Campuchia, người Tích Lan .v.v. đều mặc xà rông. Đây là trang phục truyền thống dân tộc. Nên các Sư Ấn đều mặc như vậy. Hình thức mặc Y áo là ảnh hưởng của tu sĩ Ấn Giáo.
        Người Trung Hoa, người Nhật, người Hàn, người Việt không có quen truyền thống mặc xà rông. Ở Trung Hoa mùa đông có tuyết lạnh. Do đó, mỗi người phải mặc 2 quần, 1 áo thung, 1 áo len, 1 áo khoác để đi ra ngoài .v.v. Vì thế, các Sư phải mặc áo thiên sam (Hay gọi là áo tràng dài dễ hiểu). Mùa đông lạnh, các Sư không đi khất thực và tự đi chợ nấu ăn. Cho nên, các Sư phải mặc áo ngắn để lao động và phục dịch công việc trong Chùa. Khi hành lễ, các Sư mặc mới Y áo. Qua đó, chúng ta thấy trang phục có thay đổi để thích nghi với văn hóa dân tộc. Ví dụ: Kiến trúc chùa Tây Tạng theo văn hóa dân tộc Tây Tạng; chùa Thái là theo kiến trúc văn hóa người Thái; chùa Trung hoa, chùa Nhật, chùa Việt đều theo kiến trúc văn hóa của bản xứ dân tộc. Đức Phật quan trọng là chúng ta giác ngộ chân lý. Chúng ta biết rằng ngài Huệ Năng, Ngài Kim Kiều Giác, Ngài Vô Hà đều nhập niết bàn và để lại chân thân cho đến ngày nay. Các Ngài là tu sĩ bắc tông.
 
4 – Hỏi: Thời đức Phật không có dạy tụng Kinh cầu an và cầu siêu?
  • Trả lời:
Khi đức Phật còn tại thế không có cầu an và cầu siêu là đúng. Vì khi đức Phật còn tại thế. Ai gặp Ngài là đều được an tâm, nên không cần cầu an nữa. Đức Phật có thần thông có thể đưa đường chỉ lối cho chúng sanh trong thế giới hửu hình và vô hình.
        Tôn giáo nào cũng có nghi thức cầu nguyện. Chúng tôi xin hỏi bạn cầu nguyện có tội không?
        Phật giáo cũng có nghi thức cầu an và cầu siêu thì không có gì thắc mắc.
 
5 – Hỏi: Thời đức Phật không có ăn chay?
  • Trả lời:
        Thời đức Phật, chư Tăng đi khất thực và không nấu ăn. Nên ai cho gì ăn nấy. Chư Tăng bắc tông không đi khất thực, tự nấu ăn. Nên họ chọn thực phẩm chay. Nếu bạn ăn chay được có tốt không?
 
6 – Hỏi: Kinh Di Đà là do Phật giáo Trung Quốc sáng tác có phải không?
  • Trả lời:
Trong Kinh, đức Phật dạy: “Trong đời quá khứ có nhiều chư Phật, chư Bồ Tát và chư Hiền Thánh Tăng”.
Đức Phật dạy rằng có nhiều thế giới của chúng sanh như: Trời, người, A Tu La, Địa Ngục, Ngạ Quỹ, Súc Sanh .v.v. thế giới của chúng sanh còn gọi là cõi dục ( cõi ham muốn). Nơi có nam và nữ để thỏa mãn tham ái và tham dâm dục. Ngoài ra, có nhiều Tịnh Độ của chư Phật. Tịnh Độ là quốc độ thanh tịnh. Tại sao quốc độ nầy thanh tịnh. Thế gian là vì người ở đây ai cũng gian xảo. Tịnh độ là vì người ở đây tu hành thanh tịnh. Tịnh độ là nơi hoằng pháp của chư Phật. Đức Phật Thích Ca giới thiệu về Tịnh Độ Thế Giới Tây Phương Cực Lạc là nơi đạo tràng hoằng pháp của đức Phật A Di Đà. Và nhiều Tịnh Độ của các chư Phật khác.
        Sau khi chứng đạo, đức Phật Thích Ca có lục thông. Ngài đã nhìn thấy các thế giới trong vủ trụ. Chỉ đức Phật mới thấy biết mà thôi. Ngài nói lại cho mọi người biết. Giờ đây, khoa học vủ trụ tây phương đã chứng minh điều nầy. Bạn có tin hay không, không quan trọng. Quan trọng là bàn có tìm hiểu và học hỏi hay không.
 
7 – Hỏi: Thời đức Phật chỉ dạy thiền, chứ không có dạy niệm Phật?
  • Trả lời:
Khi đức Phật còn tại thế. Ngài dạy giữ giới và hành thiền. Tuy nhiên,  trong Kinh A Hàm, Ngài có dạy 10 điều quán niệm: 1) Niệm Phật; 2) Niệm Pháp; 3) Niệm Tăng; 4) Niệm giới; 5) Niệm thí; 6) Niệm Thiên, .v.v.
*Niệm Phật: Niệm là nhớ nghĩ.
* Phật: nghĩa là:
1) Bậc giác ngộ chân lý. Vì Ngài dạy về sự thật của cuộc đời và sự thật của chân tâm.
2) Bậc thoát ly sanh tử luân hồi. Vì Ngài có thể sống và nhập niết bàn an nhiên tự tại.
3) Bậc thanh tịnh. Vì Ngài an trú trong thiền định. Do đó, Ngài có lục thông.
4) Bậc đại từ bi. Vì Ngài nguyện cứu độ tất cả chúng sanh.
5) Bậc trí huệ. Vì Ngài dạy chúng sanh những phương pháp tu tập để diệt phiền não, khổ đau và tham, sân, si. Ngài dạy mọi người chuyển phàm phu thành Thánh A La Hán, thành Bồ Tát và thành Phật.
        Nếu ai tu hành mà chưa đạt đến quả vị A La Hán, thì họ vẫn luân hồi. Chúng sanh là những người lặn hụp trong biển sanh tử luân hồi. Họ nhớ nghĩ tới đức Phật có tội không? Họ không niệm Phật, vậy niệm ai?
 
Nam mô A Di Đà Phật!

 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIỜI THIỆU

  NGHI THỨC TANG LỄ TODESZEREMONIE - DEALTH CEREMONY

VIEN GIAC PAGODE   NGHI THỨC TANG LỄ TODESZEREMONIE - DEALTH CEREMONY     PHẬT LỊCH 2567 – DƯƠNG LỊCH 2023    NGHI THỨC TANG LỄ TODESZEREMONIE - DEALTH CEREMONY   CẦU NGUYỆN – BETEN - PRAYER           Nam Mô Bổn...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây