Làm sao biết được Niềm Tin của mình là Chánh Tín

Thứ bảy - 08/10/2016 08:25 Đã xem: 4140
Chúng ta biết rằng con người luôn luôn muốn có một tôn giáo để tin tưởng, nương tựa. Tôn giáo là gì? Tôn giáo là họ tin có một đấng thiêng liêng, có quyền năng tối thượng, tạo ra vủ trụ và con người.
Làm sao biết được Niềm Tin của mình là Chánh Tín
Làm sao biết được Niềm Tin của mình là Chánh Tín

Vì thế, con người rất cần có tôn giáo hay đấng thiêng liêng nào đó để tin tưởng và cầu nguyện .v.v. Vì sao như vậy? Vì con người vốn có nhiều khổ đau ở trên cõi đời nầy. Con người ai sống trước sau rồi cũng chết. Vậy mà, con người cứ lo chế tạo vủ khí giết hại lẩn nhau. Đó là nỗi khổ của chiến tranh tàn sát không ngừng trên thế giới nầy; Nỗi khổ của thiên tai bão lụt, sóng thần, động đất; nỗi khổ của những sự áp bức, bốc lột của thế lực chính quyền bất chính; nỗi khổ của xã hội bất công, tệ nạn cướp của, giết người, vợ chồng ly tán, không ai tin ai; nỗi khổ của cái già, cái bệnh, cái chết của thân thể nầy; nỗi lo của con người chết không biết về đâu .v.v. đây là những lý do mà con người cần tôn giáo, cần có đấng thiêng cứu khổ. Do đó, chúng ta muốn có một đấng thiêng liêng lý tưởng, chánh tín thì chúng ta phải tìm hiểu về niềm tin của chúng ta có chánh tín hay không? hay nói cách khác là đấng thiêng liêng của chúng ta có chánh tín hay không? Nếu chúng ta không tìm hiểu về đối tượng tin (đối tượng tin là người được tin) rõ ràng thì những người xấu sẽ lợi dụng lòng tin của chúng ta dẫn dắt chúng ta theo con đường tà kiến, đen tối.

Làm sao biết được niềm tin của mình là chánh tín thì chúng ta nên tìm hiểu về thế nào là mê tín? và thế nào là chánh tín? I – Thế nào là mê tín?
– Tin mà không hiểu biết về đối tượng tin gọi là mê tín.
– Ví dụ như người đời tin ai đó mà người đó không tìm hiểu đối tượng tin có thật hay không. Và đối tượng tin là người không thật. Vậy là mê tín.
– Nếu đối tượng tin là người có lịch sử thật, mà người đó không có tu hành rõ ràng, không thật đạo đức, không có giáo lý và không khả năng cứu khổ ban vui chúng sanh, có thể giúp chúng sanh chuyển phàm thành Thánh. Vậy đối tượng tin là người không chánh tín. Người tin như vậy gọi là mê tín.
– Nếu đối tượng tin là người có lịch sử thật và là người có tu hành đạo đức, có khả năng cứu khổ ban vui chúng sanh, giúp chúng sanh chuyển phàm thành Thánh. Vậy đối tượng tin là người chánh tín, nhưng vì người tin không hiểu biết về đối tượng tin. Vậy, người tin nầy vẫn là người tin chánh tín, nhưng không có lý tưởng.

II – Thế nào là chánh tín?
– Chúng ta muốn biết được niềm tin của mình có chánh tín hay không thì chúng ta phải xét xem đối tượng tin qua 3 điểm “Thật, đức và năng” (Đối tượng tin nghĩa là gì? Đối tượng tin nghĩa là người mà chúng ta tin tưởng vào).

1) Thật là sự thật:
– Chúng ta nên xét đối tượng tin lịch sử, nguồn gốc xuất xứ có thật không?
– Ví dụ: Đối tượng tin sanh ra ở đâu? Tên gì? Cha mẹ là ai? Cuộc đời lịch sử ra làm sao .v.v. nếu không có lịch sử rõ ràng thì đối tượng tin không thật, là mê tín.
– Ví dụ: Có người nói rằng có một ông Tiên. Ông Tiên nầy có quyền năng tạo ra trái đất và con người. Vậy thì, chúng ta nên tìm hiểu về lịch sử của ông Tiên nầy có thật không? Ông Tiên nầy sanh ngày tháng năm mấy? ở đâu? Cha mẹ là ai? .v.v. nếu ông Tiên không có nguồn gốc lịch sử thật. Vậy đối tượng tin là mê tín.
– Ví dụ: Đức Phật Thích Ca. Ngài là vị thái tử tên là Tất Đạt Đa, mẹ là hoàng hậu Maya, cha là vua Tịnh Phạn, sống trong thành Ca Tỳ La Vệ ở nước Ấn Độ, .v.v. và những di tích lịch sử từ xưa đến nay vẫn còn và được nhà di sản văn hóa thế giới Unesco công nhận. Vậy, đức Phật là đối tượng tin chính tín.

2) Đức là đạo đức:
– Chúng ta nên xét xem đối tượng tin là người như thế nào? Tốt hay xấu. Đối tượng tin có phải là Thánh hay không?
– Nếu đối tượng tin là Thánh thì đối tượng tin đó tu hành đạo đức như thế nào? Tu pháp môn gì, tu nhân gì mà thành Thánh, tu nhân gì thành đấng Thiêng Liêng?
a) Thế nào là Thánh?
+ Thánh là người tâm không có tham, sân, si, giận hờn, thương, ghét, ích kỷ, ganh tỵ, đố kỵ, bỏn xẻn, gian dối, phiền não, khổ đau, .v.v.
+ Thánh là thứ nhất không sát sanh, thứ nhì không trộn cắp, thứ ba là không hành dâm, thứ tư không ăn thịt chúng sanh và uống rượu .v.v.
+ Thánh là tâm hoàn toàn trong sạch, thanh tịnh. Dù cho người ta tin Thánh hay không tin, thì Thánh không đưa ai xuống địa ngục và chỉ xuống địa ngục cứu chúng sanh. Như vậy mới là Thánh.
+ Nếu Thánh tâm không trong sạch, thanh tịnh, thì đối tượng tin không phải là Thánh rồi.
b) Nhân hạnh tu hành của Thánh:
Nếu người đó là Thánh, thì Thánh đó tu như thế nào? Tu nhân gì? Và tu pháp môn gì để thành Thánh? Nếu Thánh không có nhân tu hành gì cả hoặc không nói nhân tu hành của mình và người tin không biết đối tượng tin tu hành thế nào, thì coi trừng Thánh giả rồi.
Trên đời nầy không ai sanh ra tự nhiên thành bác sĩ, nha sĩ, tiến sĩ, thạc sĩ cả .v.v. tất cả mọi người đều phải học mới thành tựu. Chỉ có liệt sĩ thì không cần học. Thử hỏi, Thánh chẳng lẻ không cần học, không cần tu thì làm sao thành Thánh được. Có thể, đối tượng tin nầy do người ta tự thần thánh hóa lên làm Thánh. Chứ thật không phải là Thánh.
c) Nếu đối tượng tin là Thánh, thì Thánh đó chỉ dạy chúng sanh tu pháp môn gì để thành Thánh? Và chúng ta phải căn cứ vào giáo lý của đối tượng tin dạy dỗ con người ra sao? Nếu đối tượng tin không có giáo lý chơn chánh, thánh thiện và dạy con người tu sao thành Thánh và ngược lại chỉ biến con người trở thành tín đồ mê tín, cuồng tín thì đối tượng tin nầy Thánh giả rồi.
– Ví dụ: Ông Tiên nầy có quyền năng tối thượng và đã tạo ra vũ trụ và con người .v.v.
– Chúng ta muốn biết ông Tiên trên có phải chánh tín hay không? Thì chúng ta cũng căn cứ vào 3 yếu tố nói trên. Đó là “Thật, đức và năng”. Chúng ta xem xét
+ Thứ nhất ông Tiên đó có lịch sử thật không?
– Nếu ông Tiên không có lịch sử thật, thì ông Tiên là mê tín.
+ Thứ hai ông Tiên đó có thật đạo đức hay không? Và ông Tiên tu hành như thế nào trở thành Thánh?
– Nếu ông Tiên không có nhân tu hành và tự nhiên là Thánh. Vậy đối tượng tin là mê tín.
+ Thứ ba giáo lý của ông Tiên có chân thiện hay không? Và dạy người tu hành sao thành Thánh?
– Nếu không có giáo lý dạy con người tu hành thành Thánh và ngược lại chỉ tà kiến chúng sanh thành tín đồ mê tín, cuồng tín. Vậy đối tượng tin là không phải chánh tín.
Nếu ba yếu tố nói trên mà không đầy đủ thì Thánh giả rồi. Ở đời không ai sanh ra tự nhiên thành bác sĩ, nha sĩ cả. Huốn chi là Thánh mà không học, không tu hành, thì làm sao có thể thành Thánh. Dù ở trên trời xuống thì phải có nguyên nhân tu hành ở trên đó thế nào mà thành Thánh, nếu không có trừ khi vị Thánh đó giấu nghề.
Nếu vị đó là Thánh, thì dạy chúng sanh pháp tu gì để cho tâm được trong sạch, thanh tịnh và thành Thánh.
+ Ví dụ: Đức Phật Thích Ca.
1) Ngài là con người có lịch sử thật.
2) Ngài là người thật đạo đức. Ngài là một vị Thái Tử hy sinh hạnh phúc của mình, bỏ cung vàng điện ngọc để đi tìm chân lý, đi tìm phương pháp giải khổ cho chúng sanh muôn loài. Ngài phát đại bi tâm nguyện độ cho nhất thiết chúng sanh. Cuộc đời của Ngài chỉ biết từ bi cứu độ chúng sanh. Mặc dù, người ngoại đạo nói xấu và có người ganh tỵ hãm hại Ngài, nhưng Ngài không hận thù mà còn dùng lòng từ bi cảm hóa họ.
+ Nhân hạnh tu hành của đức Phật Thích Ca:
– Ngài phát đại bi tâm nguyện độ tất cả chúng sanh.
– Ngài tu tập lục độ ba la mật (Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ).
+ Bố thí là lợi ích cho chúng sanh và để diệt tâm tham lam. Ngài đã xã cung vàng điện ngọc, địa vị, tiền bạc, gian sơn gấm vóc. Cả đời Ngài giảng dạy Phật pháp cho chúng sanh tu hành con đường thánh đạo.
+ Trì giới là ngăn ngừa các điều ác.
– Ví dụ: 1) không sát sanh là không giết người và vật; 2) không trộm cắp; 3) không tà dâm; 4) không nói dối; 5) không uống rượu.
+ Nhẫn nhục là diệt tâm sân hận của chính mình. Có như vậy tâm từ bi mới phát sanh.
+ Tinh tấn là diệt trừ tâm lười biếng.
+ Thiền định là diệt tâm tán loạn của tham, sân, si. Nhờ vậy tâm được trong sạch và thanh tịnh. Đức Phật luôn sống trong đại định, nên tâm của Ngài luôn thanh tịnh.
+ Trí tuệ là diệt tâm si mê đen tối.
– Đức Phật tu tập thiền quán và an trú trong đại định. Do đó, Ngài năng sinh lục thông, tứ trí, tam thân.
+ Lục thông là 1) thiên nhãn thông (mắt thấy thông suốt), 2) thiên nhĩ thông (tai nghe thông suốt), 3) thần túc thông (thân biến hiện tùy ý), 4) túc mạng thông (biết thông suốt chuyện quá khứ và tương lai), 5) Tha tâm thông (Thông suốt tâm ý người khác), 6) Lậu tận thông ( trí huệ thông suốt diệt sạch vô minh).
+ Tứ Trí: thứ nhứt là Thành Sở Tác Trí (biến từ nhãn, nhĩ, thiệt và thân thức), thứ hai là Diệu Quang Sát Trí (biến từ ý thức), thứ ba là Bình Đẳng Tánh Trí (biến từ Mạt Na Thức), thứ tư là Đại Viên Cảnh Trí (biến từ A Lạy Gia Thức).
+ Tam thân: Pháp thân, báo thân, ứng thân hay hóa thân.
– Pháp thân là do đức Phật nhập vô trụ xứ niết bàn hay nói cách khác là Ngài nhập đại định tâm bao trùm khắp pháp giới, gọi là Pháp thân.
– Báo thân là thân trang nghiêm phước báo 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp.
– Ví dụ như Báo thân Phật A Di Đà hiện thân ở Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc.
– Ứng thân là thân lịch sử hóa độ chúng sanh của đức Phật Thích Ca.
– Hóa thân là thân biến hóa thị hiện độ sanh.
– Ví dụ: Bồ Tát biến hóa làm người đàn ông, đàn bà, người già hay con nít .v.v. mục đích là để gần gủi và cảm hóa chúng sanh.

+ Năng là khả năng:
– Chúng ta xét xem đối tượng tin khả năng và thật lực như thế nào?
– Đức Phật Thích Ca thuyết pháp 49 năm hóa độ chúng sanh bỏ ác, làm lành, chuyển mê thành ngộ, chuyển phàm thành Thánh, thoát ly sanh tử luân hồi. Ngài chỉ dạy mọi người hướng thiện, hướng thượng và hướng đến sự giải thoát luân hồi sanh tử. Ngài chỉ dạy từ người giàu đến người nghèo; người trí thức đến người không kiến thức; từ vua quan cho đến dân làng, người hiền, người dữ đều được hóa độ bình đẳng qua những lời dạy và phương pháp tu hành.
– Những lời dạy của Ngài vẫn còn lưu truyền cho tới ngày nay trong Tam Tạng Kinh Điển (Kinh, Luật, Luận).
– Đức Phật độ cho hai hàng Phật Tử tại gia và xuất gia. Phật tử tại gia là người có gia đình hộ trì Tam Bảo. Phật tử xuất gia là người tu tập theo con đường thánh đạo và có bổn phận hoằng truyền mạng mạch Phật pháp.
– Sau 49 năm đức Phật thuyết pháp độ chúng sanh. Cuối đời, Ngài nhập định ra đi nhẹ nhàng. Đó là sự ra đi của bậc siêu phàm. Qua lịch sử và Tam Tạng Kinh Điển của đức Phật Thích Ca, chúng ta hiểu biết rằng Ngài là bậc giác ngộ, thanh tịnh, giải thoát sanh tử, là bậc đại trí, đại từ bi cứu độ chúng sanh.
– Chúng ta xem xét đức Phật có đầy đủ 3 yếu tố nói trên là “Thật, đức và năng”. Vậy, đức Phật là đối tượng tin chánh tín.

Dusseldorf ngày 21 tháng 07 năm 2015

CHÙA PHẬT LINH
Chủ nhiệm: Thích Hạnh Định
Địa chỉ: 248 A, Quốc lộ 51, xã Tân Hòa, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Điện thoại: 0254-3891583  -  0779382222
Website: http://chuaphatlinh.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIỜI THIỆU

  NGHI THỨC TANG LỄ TODESZEREMONIE - DEALTH CEREMONY

VIEN GIAC PAGODE   NGHI THỨC TANG LỄ TODESZEREMONIE - DEALTH CEREMONY     PHẬT LỊCH 2567 – DƯƠNG LỊCH 2023    NGHI THỨC TANG LỄ TODESZEREMONIE - DEALTH CEREMONY   CẦU NGUYỆN – BETEN - PRAYER           Nam Mô Bổn...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây