Ăn mặn có phạm sát sanh hay không?

Thứ bảy - 08/10/2016 19:39 Đã xem: 8878
+ Có người nói: “Người ăn thịt không có tội gì hết. Người sát sanh mới có tội. Vì tôi ăn có trả tiền, chứ đâu phải ăn miễn phí. Còn người ta sát sanh để bán kiếm tiền, thì họ mới bị tội sát sanh”.
Ăn mặn có phạm sát sanh hay không
Ăn mặn có phạm sát sanh hay không

• Trả lời:
+ Về xã hội: Luật pháp quốc gia đa phần cấm giết mạng người. Nếu ai vi phạm tội giết người, thì luật pháp sẽ xử tội. Còn những lò sát sanh giết gà, heo, bò, cá, .v.v. trong luật pháp không có nói phạm tội. Do đó, con người giết vật không bị phạm tội luật hình sự quốc gia. Trong một vài quốc gia có luật bảo vệ một số loài vật quý hiếm. Cho nên, ai giết hay săn bắn những loài vật nầy, thì họ sẽ bị trừng phạt theo luật pháp quốc gia.
+ Về đạo: Tôn giáo mục đích dạy con người hướng thiện, hướng thượng và hướng đến sự giải thoát khổ đau. Vì thế, tôn giáo là nền tảng đạo đức cho con người học tập. Không tôn giáo nào dạy giết người, hại vật. Nếu giáo lý nào dạy như vậy, thì đây không phải là tôn giáo, và đây không phải là lời dạy của đấng liêng liêng cao cả. Tôn giáo là dạy cho con người tu tập và phát triển đạo đức. Do đó, người có đạo là phải thể hiện tâm đạo đức của mình đối với mọi người và mọi vật bằng tình thương, tình yêu, lòng bát ái và lòng từ bi cứu khổ ban vui .v.v. để thể hiện lòng từ bi nói trên không gì khác hơn là đoạn tuyệt giết người và vật.
– Giết người sẽ bị luật pháp quốc gia xử tội.
– Giết hại súc sanh ăn thịt có thể luật pháp quốc gia không xử tội.
• Vậy người giết và người ăn thịt có tội hay không?
Con người và con vật cùng là loài động vật hửu tình. Nghiã là con người và con vật đều có sự sống, có tình cảm, có cảm giác khổ, vui, biết thương, biết ghét và hận thù .v.v. Ví dụ như con chó và con mèo có thể sống chung với con người chung nhà. Chúng nó có thể đi học huấn luyện giữ nhà, ảo thuật, đóng phim và cứu người. . . như con kiếng có thể biết trước sắp tới mùa mưa và chúng nó phải di chuyển đi ẩn núp. Do đó, đức Phật dạy con người và con vật đều là chúng sanh nói chung, đều có tâm thức, hay nói cách khác là linh hồn. Con người chỉ có khác con vật mang thân thể ở hình thức khác và lý trí thấp hơn con người. Nếu giết con vật coi như là giết một mạng chúng sanh. Mặc dù, luật pháp không xử tội.
Đức Phật dạy: 1) Tự mình giết, 2) dạy người giết, 3) thấy người khác giết sanh tâm vui mừng cả 3 điều nầy đều bị phạm tội sát sanh. Vì sao?
+ 1) Tự mình giết là trực tiếp giết.
+ 2) dạy người giết, 3) thấy người giết sanh tâm vui mừng là gián tiếp giết.
+ Người giết vật để bán thịt là trực tiếp giết, cố ý giết.
+ Người ăn thịt là gián tiếp giết. Do vì có người ăn thịt, nên người ta mới sát sanh. Máu thịt là mạng sống của chúng sanh. Do đó, người ăn thịt có tội sát sanh. Việc ăn thịt trả tiền là sự giao dịch trao đổi của con người. Còn con vật thấy ai ăn thịt của nó, thì nó tức giận và trả thù.
+ Giả sử người ăn thịt đang ở nhà thèm thịt bò. Sau đó, ra chợ tìm thịt bò mua về ăn; hoặc thèm thịt dê, ra chợ mua về ăn cho thỏa mãn. Vậy, người ăn thịt nầy phạm tội cố ý sát.
+ Luật pháp quốc gia không có xử tội người giết con vật để bán thịt và người ăn thịt, thì căn cứ vào đâu để buộc tội?
Trên thế giới nầy, chiến tranh không bao giờ ngừng nghỉ. Đó là vì do sự hận thù nhiều đời nhiều kiếp của chúng sanh. Sự hận thù đó bắt nguồn từ nghiệp sát sanh mà ra. Vì lẻ đó, chiến tranh là sự giải quyết sự hận thù của nghiệp sát sanh.
Chúng ta biết rằng con vật có tâm thức hay linh hồn như chúng ta, mà chúng ta giết chúng nó và ăn thịt. Luật pháp quốc gia không xử phạt ai cả, nhưng tòa án lương tâm của mỗi người và luật nhân quả sẽ đem lại sự công bằng cho chúng sanh. Người sát sanh và ăn thịt phải chịu :
1 – Mất lòng từ bi.
2 – Mang nghiệp sát sanh.
3 – Oan gia báo thù.
4 –Không khỏe mạnh.
5 – Ảnh hưởng thú tánh, hung dữ.
6 – Sống không thọ, chết yểu.
7 – Sanh thời chiến tranh giặc dã.
Vậy, chúng ta nên tập ăn chay và phóng sanh. Đây là điều tự lợi, lợi tha, mà đức Phật đã dạy.

Tổng số điểm của bài viết là: 14 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 4.7 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIỜI THIỆU

Tiểu sử Thầy Trụ Trì

Chư Tôn Đức có dạy: “Nhứt nhơn tác phước, thiên nhơn hưởng, Độc thọ khai hoa, vạn thọ hương.” Đại đức Trụ trì chùa Phật Linh thế danh là Đỗ Đình Bình, sanh năm 1972, tại thành phố Sài Gòn – Việt Nam, cha là Bác sĩ, mẹ là hướng dẫn viên hành hương. Thời niên thiếu đi học phổ thông đến lớp...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây