Chào Hỏi và Xưng Hô của Phật Tử

Chủ nhật - 16/01/2022 21:15 Đã xem: 2112
CHÀO HỎI VÀ XƯNG HÔ CỦA PHẬT TỬ

Mục Lục
I. Duyên khởi
II. Nội dung
  1. Chào hỏi
  2. Xưng hô
  3. Lễ Phật
  4. Cầu nguyện
  5. Cúng dường
  6. Oai nghi
  7. Giáo lý
III. Kết luận

I. DUYÊN KHỞI

            Đạo Phật là đạo giác ngộ chân lý; Đạo Phật là đạo giải thoát sanh tử luân hồi, là đạo thanh tịnh tâm, là đạo trí huệ, là đạo từ bi. Đạo Phật cũng cho mọi người tự do tín ngưỡng, nhân quyền, công bằng, bình đẳng, .v.v. Đạo Phật giúp cho nhân sinh cách sống hạnh phúc, an lạc, thanh tịnh và con đường thành Phật .v.v. Tuy nhiên, có nhiều Phật tử lơ là và không có nhân duyên học Phật pháp, nên họ không biết xưng hô và lễ nghi ra sao. Nay, chúng tôi giới thiệu vài nét lễ nghi để Phật tử am hiểu và ứng xử khi đi chùa. Đặc biệt, quý vị có thể hướng dẫn con em trong gia đình.

II. NỘI DUNG
  1. CHÀO HỎI
Đối với Phật tử với nhau
          Quý Phật tử khi gặp với nhau thì chúng ta chấp tay và cúi đầu chào, đồng thời niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”.
Chấp tay chào là thể hiện sự thành kính đối với nhau hay tôn trọng mọi người đều có Phật tánh.
Khi chào niệm Phật là để chúng ta có chánh niệm và nhắc nhở với nhau “Nhớ nghĩ đến Đức Phật và niệm Phật”.
Chào hỏi đối với quý Thầy
          Quý Phật tử gặp quý Thầy thì chúng ta cũng chấp tay và cúi đầu chào, đồng thời niệm “A Di Đà Phật” hoặc “Mô Phật”
  1. XƯNG HÔ
          Người xuất gia đã được thọ giới Sa Di (10 giới), thì vị Sa Di gọi là Sư Chú. Ví dụ: Chú Đồng Từ hay sư chú Đồng Từ.
          Người xuất gia được thọ giới Tỳ Kheo (250 giới), thì vị Tỳ Kheo gọi là Sư hay Thầy. Sư là chữ hán văn và được dịch ra tiếng Việt là Thầy. Ví dụ: Thầy Đồng Từ, Sư Đồng Từ hay là Tỳ kheo Thích Đồng Từ, hoặc là Đại đức Thích Đồng Từ đều được.
          Khi vị Tỳ Kheo đã tu 20 năm hay nói cách khác đã được 20 tuổi hạ, thì Vị Tỳ Kheo nầy được tấn phong là Thượng Tọa. Ví dụ: Thượng tọa Đồng Từ.
          Khi vị Tỳ Kheo đã tu 40 năm hay nói cách khác đã được 40 tuổi hạ, thì Vị Tỳ Kheo nầy được tấn phong là Hòa Thượng. Ví dụ: Hòa thượng Thích Đồng Từ.
         Thông thường, khi Phật tử gặp quý Thầy thì cứ xứng hô là con với Thầy là được. Tuy nhiên, Phật tử cũng cẩn thận có tu sĩ giả.
  1. LỄ PHẬT
         Thông thường, Phật tử lễ Phật 3 lạy. Ý nghĩ của 3 lạy là lễ Tam Bảo. Một là lễ Phật bảo, hai là lễ Pháp bảo, ba là lễ Tăng bảo. Sau khi lễ Phật xong, Phật tử có thể ngồi niệm Phật hoặc ngồi thiền. Phật tử nên giữ yên lặng, cúp điện thoại, không nên nói chuyện điện thoại ồn ào trong chánh điện.
  1. CẦU NGUYỆN
         Phật tử cầu nguyện như thế nào?
         Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
          Đệ tử chúng con tên là . . . , Pháp danh là . . . kể từ vô thỉ cho đến ngày nay, lở tạo những điều tội lổi, ngày hôm nay thành tâm sám hối, thề tránh các điều dữ, nguyện làm các việc lành, cúi xin Tam Bảo từ bi gia hộ, khiến cho đệ tử, tội diệt phước sanh, căn lành thêm lớn, tai qua nạn khỏi, hiện tiền phước huệ trang nghiêm, một hậu sanh về cõi Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật!
         Hoặc là
          Nam Mô Linh Cảm Ứng Quan Thế Âm Bồ Tát! (3 lần)
          Đệ tử chúng con tên là . . . , Pháp danh là . . . ,  . . . tuổi, cầu nguyện Đức Từ Bi Linh Cảm Ứng Quan Thế Âm Bồ Tát gia hộ gia đình chúng con thân tâm an lạc, gia đình trên thuận dưới hòa, vạn sự kiết tường, làm ăn tấn tài, tấn lộc, tấn bình an.
Nam Mô Linh Cảm Ứng Quan Thế Âm Bồ Tát từ bi chứng minh.
  1. CÚNG DƯỜNG
           Phật tử phát tâm cúng dường Tam Bảo, thì bỏ tiền vào thùng công đức, không nên đưa cho người khác. Phật tử cúng dường là để tạo phước báo và hộ trì Tam Bảo.
          Các Sư đi khất thực là để cho mọi người cúng dường tạo phước. Đây là cách cho mọi người kết thiện duyên với Tăng đoàn. Vậy, Phật tử khi cúng dường phải giữ tâm thanh tịnh.
          Phật tử phải hướng dẫn con em trước khi dùng cơm thì nên niệm “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (3 lần)” Đây là hình thức tưởng nhớ và cúng cơm Phật trước khi dùng cơm.
  1. OAI NGHI
  • Khi vào chùa nên để dép giày tại trước chánh điện. Không mang giày dép vào chánh điện.
  • Giữ vệ sinh chung trong khuông viên chùa, không xã rác, không hút thuốc, mang theo đồ mặn, rượu, thịt, các chất say nghiện và chất nổ, .v.v.
  • Đi chùa không mặc quần ngắn, không mặc váy và nên mặc áo quần kín đáo và trang nghiêm.
  • Phật tử lễ Phật nên mặc áo tràng nếu có.
  • Phật tử đi khi gặp quý Thầy chấp tay chào, không được đụng vào y áo hay thân của Sư, phải giữ khoảng cách với nhà sư.
  • Phật tử cúng dường Tam Bảo không đưa tận tay, mà để lên dĩa và đặt lên bàn, sau đó tác bạch xin cúng dường.
  • Nam nữ không được có những hành động lả lơ, ngồi riêng tâm sự trong khuông viên chùa.
  • Phật tử đi chùa không nên nói xấu với nhau, hoặc nói bậy, hay ganh tỵ với nhau .v.v.
  • Phật tử đi chùa nên thương yêu và giúp đỡ với nhau. Nhất là hướng dẫn những người chưa biết đạo.
  • Phật tử không nên cúng dường hay ủng hộ quyên góp tiền xây dựng chùa, mà quý vị không biết họ là ai và ở đâu.
  • Phật tử phải cẩn thận móc túi, giựt đồ, hay lừa gạt ở những nơi hành hương đông người.
  • Phật tử có việc muốn trình thưa, thì Phật tử liên hệ Thầy tri khách hoặc Thầy trụ trì. 
  1. GIÁO LÝ
  • Phật tử nên hướng dẫn con em đăng ký quy y Tam Bảo. Nếu Phật tử chưa chính thức làm lễ quy y Tam Bảo, nghĩa là Phật tử chưa phải là chính thức Phật tử.
  • Phật tử nên đăng ký cho con em học giáo lý để mở mang kiến thức Phật pháp. Nếu Phật tử học và am hiểu giáo lý đạo Phật, thì Phật tử theo đạo Phật có lý tưởng.
  • Phật tử nên cho con em tham gia các khóa tu học để trao dồi đạo đức.
  • Phật tử đến chùa muốn tìm hiểu hay thắc mắc về đạo, thì Phật tử xin gặp Quý Thầy để giải thích những hoài nghi.
  • Phật tử gặp quý Thầy, thì tốt nhất là hỏi Phật Pháp.
  • Phật tử có thể đi hành hương và hộ trì các tự viện, nhưng Phật tử nên tìm một vị Thầy am hiểu Phật pháp để học hỏi chánh kiến và chánh tín.
  • Phật tử nên hướng dẫn con em đi lễ Phật sám hối vào ngày 14, 30 Â L.
  • Phật tử nên hướng dẫn con em tham gia các lễ hội Phật giáo.
  • Phật tử nên hướng dẫn con em phóng sanh, cúng dường và bố thí để tạo phước báo.
III. KẾT LUẬN
          Phật tử đã quy y Tam Bảo, có học giáo lý và biết tụng Kinh, ngồi thiền, hay nói chung là biết tu hành .v.v. Đây là một Phật tử theo đạo Phật có lý tưởng và chánh tín. Con người muốn tiến thân, thì phải tu học; Chỉ có tu học thì mới tiến hóa được bản thân.
Nam Mô A Di Đà Phật!
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIỜI THIỆU

Tế Độ Sư của trụ trì Chùa Phật Linh - ĐĐ Thích Hạnh Định

Tế Độ Sư của trụ trì Chùa Phật Linh - ĐĐ Thích Hạnh Định Hòa Thượng Thích Như Điển NGƯỜI KIẾN TẠO NGÔI CHÙA VIÊN GIÁC Ở ĐỨC Hòa Thượng: Thích Như Điển Phương Trượng Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc Họ và tên: Lê Cường Đạo danh: Thích Như Điển Ngày và nơi sanh:...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây