LÀM SAO BIẾT CHÁNH ĐẠO

Thứ sáu - 04/01/2019 00:15 Đã xem: 2183
PHẬT PHÁP VẤN ĐÁP
LÀM SAO BIẾT CHÁNH ĐẠO
 
Hỏi:
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính bạch Thầy!
Con có nghe người ta nói điều nầy là tà, điều kia là chánh. Có người nói bài sám nầy không phải Phật nói và Kinh kia cũng không phải Phật nói. Vậy, con làm sao biết được đó là chánh đạo?
Trả lời:
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính thưa Chị!
Người si mê cái giả tạm là chúng sanh.
Người hiểu biết, giác ngộ chân lý là Phật.
        Chúng ta muốn biết cái gì đúng sai và chánh tà, thì chúng ta phải tìm hiểu bằng cái nhìn khách quan.
Thế nào là chánh đạo?
PHẬT PHÁP VẤN ĐÁP
LÀM SAO BIẾT CHÁNH ĐẠO
 
Hỏi:
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính bạch Thầy!
Con có nghe người ta nói điều nầy là tà, điều kia là chánh. Có người nói bài sám nầy không phải Phật nói và Kinh kia cũng không phải Phật nói. Vậy, con làm sao biết được đó là chánh đạo?
Trả lời:
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính thưa Chị!
Người si mê cái giả tạm là chúng sanh.
Người hiểu biết, giác ngộ chân lý là Phật.
        Chúng ta muốn biết cái gì đúng sai và chánh tà, thì chúng ta phải tìm hiểu bằng cái nhìn khách quan.
Thế nào là chánh đạo?
  1. Đạo nghĩa là đạo đức. Vậy, ai nói gì hợp với đạo đức con người. Đó là chánh đạo.
Ví dụ: Nếu đấng Thiêng Liêng nào dạy bạn giết người và vật; trộm cướp, tà dâm và nói dối .v.v. Điều nầy không hợp với đạo đức con người. Đây không phải là đấng Thiêng Liêng.
  1. Đạo là con đường. Nếu ai nói gì hợp với con đường đưa đến sự thật, hợp với chân lý. Đó là chánh đạo.
Ví dụ: Nếu Kinh Thánh không dạy bạn thấy được sự thật của cuộc đời hay chân lý của vũ trụ nhân sinh; hoặc không dạy bạn con đường thành Thánh. Vậy, đó không phải là Kinh Thánh rồi.
  1. Phật tử muốn biết cái gì đúng và cái gì sai, thì Phật tử phải căn cứ vào 5 giới của mình, thì sẽ biết cái gì đúng cái gì sai. Kế đến, Phật tử phải nên tìm hiểu điều người ta nói có lợi ích gì cho mình và người không.
  • Nếu điều nầy có lợi cho mình mà hại cho người khác là không đúng chánh đạo.
  • Nếu điều nầy có lợi cho mình mà không hại người khác là chánh đạo.
  • Nếu điều nầy có hại cho mình và người khác là không đúng chánh đạo.
  • Nếu điều nầy có lợi ích cho mình và người khác là chánh đạo.
  1. Đức Phật dạy rằng nếu người đó không phải là đức Phật, mà họ là con quỹ. Con quỹ nầy nói lời hợp với đạo đức con người và hợp với chân lý, thì chúng ta có thể học hỏi và áp dụng. Đức Phật dạy: “ Y pháp, bất y nhân”. Nghĩa là chúng ta nương vào lời dạy chánh đạo. Không nương vào người nói. Người nói tốt xấu mặc kệ.
Nam Mô A Di Đà Phật!
 
 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIỜI THIỆU

Lễ Đặt Đá xây dựng chùa Phật Linh

Tường thuật lại buổi “Lễ Đặt Đá” trùng tu chùa Phật Linh ngày19 tháng 05 năm 2005 Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Người ta thường nói : “ Mái chùa che chở hồn Dân tộc, Nếp sống muôn đời của Tổ tông”. Thật vậy, câu nói ấy đã được đưa vào những bài hát, hay văn thơ trong lịch...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây