TÔN GIÁO BẮT NGUỒN TỪ TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN

Chủ nhật - 07/07/2019 20:29 Đã xem: 2173
TÔN GIÁO BẮT NGUỒN TỪ
TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN
I -  Thế nào là tôn giáo?
          Các nhà tôn giáo định nghĩa rằng: Tôn giáo là tín ngưỡng một đấng tạo hóa nói chung. Vị nầy đã tạo ra thế giới và con người. Cho nên, nhân dân tín ngưỡng và cầu nguyện.
II – Tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng nhân gian:     
Kính thưa quý vị!
Qua nghiên cứu của các nhà tôn giáo học tây phương, họ cho rằng Tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng nhân gian từ xưa. Tại sao?
TÔN GIÁO BẮT NGUỒN TỪ
TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN
I -  Thế nào là tôn giáo?
          Các nhà tôn giáo định nghĩa rằng: Tôn giáo là tín ngưỡng một đấng tạo hóa nói chung. Vị nầy đã tạo ra thế giới và con người. Cho nên, nhân dân tín ngưỡng và cầu nguyện.
II – Tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng nhân gian:     
Kính thưa quý vị!
Qua nghiên cứu của các nhà tôn giáo học tây phương, họ cho rằng Tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng nhân gian từ xưa. Tại sao?
          Bỡi vì, họ nghiên cứu đối tượng tin không có nguồn gốc lịch sử. Thế nào là đối tượng tin?
+ Đối tượng tin: là người được tin hay người được tín ngưỡng. Ví dụ như ông trời, ông tiên, ông thánh, hay đấng thiêng liêng, đấng thượng đế, đấng tạo hóa, .v.v.
+ Người truyền giáo: là người truyền giáo lý cho người khác, hay nói cách khác là người đi cải đạo. Họ cũng là người đại diện và lãnh đạo tôn giáo. Vậy, người truyền giáo không phải là người sáng lập tôn giáo.
+ Người tin: là người tín ngưỡng tôn giáo, tín đồ của tôn giáo. Tín đồ tôn giáo cũng không phải là người sáng lập tôn giáo.
          Nhà tôn giáo cho rằng từ ngàn xưa con người bị nhiều khổ đau của cuộc đời như khổ vì thiên tai bảo lụt,  sóng thần, động đất;  khổ vì chiến tranh giặc dã, sự đàn áp của vua chúa và thế lực chính quyền trong xã hội; Khổ vì thiếu ăn, thiếu mặt; khổ vì bệnh tật, già chết, .v.v. Do đó, con người cần có một đấng thiên liêng nào đó để cứu khổ cho họ. Vì thế, họ cầu trời, cầu đấng thiêng liêng gia hộ cho họ mọi sự tốt lành. Đó là lý do mà con người đặt ra tôn giáo và đặt ra tên của đấng thiêng liêng và đấng tạo hóa, .v.v.  Họ viết ra giáo lý theo quan niệm của tín ngưỡng nhân gian; đặc biệt là những giáo điều để ràng buộc tín đồ không bỏ đạo. Căn cứ vào đâu mà chúng ta có thể biết được như vậy. Các nhà tôn giáo nói rằng: 1) Đối tượng tin không có nguồn gốc lịch sử. 2) Đối tượng tin không có giáo lý; 3) Đối tượng tin không phải là người sáng lập tôn giáo. 4) Đối tượng tin không có nhân tu hành.
I – Đối tượng tin không có lịch sử:
Ví dụ như ông trời. Ông trời là đối tượng tin. Người ta tin rằng có ông trời, nhưng thật sự là ông trời không có lịch sử. Ông trời là do con người tín ngưỡng qua sự tưởng tượng mà ra. Nếu bạn tin một người không có nguồn gốc lịch sử. Vậy, bạn tin một người không có thật. Người không có lịch sử thì người ta không biết họ tên gì? sống ở nước nào? Cha mẹ là ai? Nếu họ không có thân người, thì không ai thấy, không ai biết họ tốt xấu và không căn cứ để khẳng định họ là thánh hay phàm. Do đó, các nhà tôn giáo nghiên cứu đối tượng tin của tôn giáo hầu như không có nguồn gốc lịch sử. Đối tượng tin được giới thiệu qua tín ngưỡng và sự tưởng tượng, chứ thật sự là không có lịch sử.
II – Đối tượng tin không có giáo lý:
Đối tượng tin không có thân người, thì làm sao họ dạy giáo lý cho người khác được. Cho nên, họ cũng không có giáo lý luôn. Giáo lý là do con người viết ra theo quan niệm nhân gian và các giáo điều cũng do con người đặt ra để ràng buộc tín đồ. Chứ thật, giáo lý không phải do đối tượng tin viết ra.
III – Đối tượng tin không phải là người sáng lập tôn giáo:
          Đối tượng tin không có lịch sử, không có thân người thì làm sao họ sáng lập tôn giáo được.
Ví dụ:
Ông Billgate chế tạo Microsoft , thì ông ta mới là người sáng lập Microsoft. 
IV – Đối tượng tin không có nhân tu hành:
Nếu đối tượng tin không có lịch sử, thì không có căn cứ để xác nhận nhân tu hành của đối tượng tin. Cho nên, nhà tôn giáo không có căn cứ để khẳng định đối tượng tin là tốt hay xấu, phàm hay thánh. Cuối cùng, các nhà tôn giáo cho rằng tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng nhân gian. Nếu bạn không tin nhà tôn giáo thì bạn có thể tìm hiểu qua 4 điều nói trên.
Xin chân thành cám ơn Quý vị!
 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIỜI THIỆU

Phật Linh – Ba thế hệ một ngôi chùa

Người dân Việt Nam chúng ta thường có câu: “Mái chùa che chở hồn dân tộc, Nếp sống muôn đời của tổ tông”. Thật vậy! Mái chùa là nói lên những nét đặc thù văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Do đó ai nhìn vào mái chùa cũng có thể hiểu được một phần nào về văn hóa truyền thống phong...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây