Tứ Sơn

Thứ năm - 24/11/2016 18:50 Đã xem: 2820
 
 TỨ SƠN
 
Trong cuộc sống này, có những thứ xung quanh mình, hay ngay bên cạnh mình, thậm chí ngay nơi tự thân mình, mà đôi lúc chúng ta vô tình hay cố ý không quan tâm hay để ý đến.
Quý vị có đồng ý với Tôi điều này không? Nếu có thì cho biết một ví dụ điển hình nào!
Nếu quý vị không biết, không lấy được ra ví dụ thì đúng với những gì mà Tôi nói ra và quý vị đồng ý rồi đó. Vì có quan tâm để ý tới đâu mà biết.(..mĩm cười...)
Tôi lấy ví dụ đơn cử là: Hơi thở của mình, nó nằm ngay trên tự thân mình, nó liên hệ mật thiết với mình, nó là nguồn sống của mình. Vì sao gọi nó là nguồn sống? Vì có ai trên đời không thở mà sống được ko? Vậy nói nó là nguồn sống là chính xác rồi đó. Mà chúng ta có mấy ai để ý tới hơi thở của mình không? ở trong đây có bao nhiêu vị quan tâm đến hơi thở của mình nào? Nếu có thì chỉ là lúc đó mình khó thở quá, rồi thốt lên câu : “ sao khó thở quá nè”. Rồi thôi...cũng ko để ý đến nữa. Có phải ko quý vị?
Hay chỉ khi nào nằm tại gường bệnh, một bên là bình oxi thì lúc đó mới cảm nhận được hơi thở quan trọng. Thậm chí lúc đó còn ko biết gì là hơi thở nữa.
Hơi thở đối với mỗi chúng ta nó quý như vậy đó, vậy mà chúng ta còn không thèm quan tâm tới. Như vậy cho thấy, mình còn cái quan trọng hơn để quan tâm?
Mà một khi hơi thở của chúng ta tắt thì có những thứ quan trọng đi mấy cũng tiêu tan hết cả.
Vậy thì đủ biết mình toàn chạy theo những thứ mà tạm gọi là “ không dính dáng gì nhiều đến mình”.
Đó...Tôi chỉ lấy đơn cử một ví dụ thôi mà đã thấy mệt rồi phải không? Quý vị yên tâm còn nhiều thứ quan trọng với mình mà quý vị chưa một lần quan tâm nữa. Yên tâm đi, Tôi sẽ từ từ cho quý vị biết.  Hôm nay chúng ta sẽ nói tới Bốn cái vấn đề lớn của cuộc đời mình mà đôi lúc mình ít quan tâm tới nó. Đó là “TỨ SƠN”.
“Tứ Sơn” là gì? Có phải là 4 ngọn núi không? Đúng, chính xác là bốn ngọn núi, nhưng chẳng lẽ, hnay ngồi nói chuyện về bốn ngọn núi ? Bốn ngọn núi thì dính dáng gì mình nhĩ? (gãi đầu..)
Bây giờ Tôi sẽ kể một câu chuyện, sau câu chuyện này quý vị sẽ hiểu “Tứ Sơn” là gì?
Trong kinh tạng A Hàm bài 1147 có nói về 4 núi và trong tạng Pali kinh Tương Ưng  bài 136 cũng có nói về 4 núi. Câu chuyện được kể như sau:
Một hôm vua BA TƯ NẶC đi chinh phạt loạn quân ngoài biên giới, đánh thắng kéo quân về đến gần tinh xá của Phật ông dừng quân lại, đích thân đến lễ Phật.
Phật hỏi: Đại Vương đi đâu xem có vẻ nhọc nhằn?
Vua đáp: Bạch Thế Tôn! Con đi chinh phạt bọn ngoại xâm, vừa chiến thắng trở về. Khi nói nhà Vua hiện rõ kiêu khí của người thắng trận.
Đức Phật lại hỏi: Này Đại Vương, nếu có người ở phương Đông, một người thân tín, đáng tin cậy đến tâu với Đại Vương rằng: “ Tâu Đại Vương, mong Đại Vương được biết, con từ phương Đông lại và có thấy tại đấy một ngọn núi cao như hư không, đang di chuyển và chà đạp, đè bẹp tất cả gì mà nó đi qua, nó đang dần dần tới đây, Đại Vương hãy làm những gì cần làm”.Rồi một người từ phương Nam..... Rồi một người từ phương Tây.... Rồi một người từ phương Bắc, cũng tâu với Đại Vương như vậy.
Như vậy, thưa Đại Vương, một khủng bố lớn khởi lên cho đại Vương, sự diệt tận nhân loại thật khủng kiếp, được tái sinh làm người thật khó khăn, thì Đại vương có thể làm những gì?
Vua Đáp: Bạch Thế Tôn! Một khủng bố lớn khởi lên, sự diệt tận nhân loại thật khủng khiếp, được tái sinh làm người thật khó khăn, thì con có thể làm được những gì, ngoại trừ sống đúng pháp, sống chân chánh làm các hạnh lành, tạo các công đức...
Đức Phật: Thưa Đại Vương, Ta nói cho Đại Vương biết, Ta báo cho Đại Vương hay: Sanh, già, bệnh, chết đang tiến đến chinh phục Đại Vương đó.......
Như vậy quý vị đã biết “Tứ Sơn”  là gì rồi phải không?
Đó chính là “ Sanh, Già, Bệnh và Chết”. Trong tất cả chúng ta, và ngoài kia hơn bảy tỷ dân trên địa cầu này, không một ai có thể vượt qua nó được. Tần Thủy Hoàng một đời xây dựng cơ đồ, rồi một đời đi tìm thuốc trường sinh để có thể sống mà gìn giữ cơ đồ đó, nhưng rồi cũng thất bại, chết mà không nhắm mắt, bởi còn tiếc cơ ngơi mình tạo dựng.
Cũng vậy, ta như Tần Thủy Hoàng vậy đó. Một đời tạo dựng cơ ngơi, để rồi cũng ra đi hai bàn tay trắng.
Lúc sinh ra hai bà tay trắng
Khi chết rồi cũng trắng hai tay,
Bám víu làm chi cho thêm mệt
Buông xã rồi nhẹ gánh mà đi.
Nói về “Sanh”. Ai cũng sẽ mừng vui khi trong gia đình đón nhận thêm một thành viên mới, đó có thể là con, anh, em...của ta. Nhưng ta không để ý một điều rằng: “ khi mới chào đời, đứa bé vỡ ào với tiếng khóc”. Xét về hiện tượng khoa học thì chúng ta đều có thể lí giải tại sao bé khóc. Nhưng sao ta không nhìn ở góc độ “tâm linh” và tự hỏi sao bé lại khóc? Vui mừng quá chăng? Mới chào đời biết gì mà vui mừng. Hay là trong “Tàng thức” đã ấn chứa những hạt mầm khổ đau của một kiếp nhân sinh, mà “tự nhiên” trong tâm khảm bộc lộ ra ngoài bằng tiếng khóc. Nguyễn Công Trứ đã nói: “Thoạt mới sinh ra đã khóc nhóe, trần có vui sao chẳng cười khi”. Không phải dững dưng mà Thi sĩ lại ngữa mặt lên trời và than thở như vậy. Tới đây chúng ta tự ngầm hiểu cái khổ bắt đầu từ từ hiện lộ.
Đến “ Già”. Ai rồi cũng sẽ già, cũng không ai có bản lãnh thoát được nó. Vậy tuổi già có gì khổ? Ôi! Trăm điều thứ khổ đó chớ.
Mẹ già tóc bạc da nhăn
Đi thời chống gậy, ngồi thời khó khăn.
Đêm nằm nhức mỏi tay chân
Khi trời trở gió lạnh đau khắp mình.
Nội vậy thôi cũng đã khổ lắm rồi. Nếu có ai bất hạnh hơn, khi tuổi đã xế chiều mà không được sự chăm sóc của con cái thí cái khổ lại chồng thêm khổ. Tự mình bơn chãi kiếm sống, tự mình chống chọi với sự cô đơn chống chọi với tuổi già hiu quạnh và chống chọi với cả nhưng cơn đau của thân thể khi những lúc trời trở gió.....từ thân thể lẫn đến tâm hồn đều bị dày xé bởi cái khổ. Nhưng có người sẽ nói rằng: “ tôi thấy tôi già nhưng tôi hạnh phúc có thấy khổ gì đâu, tôi thấy mãn nguyện với cuộc sống này khi ở tuổi này...”. Đó là ai quý vị biết không? Đó là chúng ta, những người đang học Phật, đang tu Phật; những người biết buông xã, biết thức tỉnh bản thân, biết chia sẽ yêu thương, biết chuyển hóa tâm hồn, biết trãi lòng vị tha......
“Bệnh”. Có ai trên đời này có thân này mà chưa một lần bệnh không? Câu trả lời là “NO”- không một ai cả. Ai rồi cũng già và bệnh. Mà đợi tới già rồi bệnh là người còn có phước. Đa số là chúng ta bệnh giữa chừng.Nhi đồng cũng bệnh( thì mới có bệnh viện nhi đồng đó), thiếu niên rồi thanh niên cũng bệnh, trung niên cũng bệnh, mà lão niên thì càng bệnh.
Sống làm sao cho khỏi “bệnh” ở đời
Từ trẻ đến già toàn “bệnh” thôi
Không nhẹ thì nặng, ai cũng “bệnh”
Làm sao tránh khỏi cái “bệnh” đời?
Ai đã từng bệnh thì đã hiểu cảm giác bị bệnh nó như thế nào rồi, nên ở đây không bàn nữa.
Và cuối cùng là ngọn “núi” thứ tư: “Chết”. Cuộc đời của con người kết thúc bởi cái chết. Có người bạc phước sanh ra chưa kịp thấy ánh mặt trời đã chết thập chí chưa sanh đã chết. Rồi cũng có “có kẻ đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh”.... Cái chết có thể đến với bất cứ ai trong chúng ta. Trước lúc mất, người nằm đó phải quằng quại với sự dày xé của thân xác, tâm thức bị bao phủ bởi nỗi đau của thể xác lẫn sự chi phối tâm lí lìa xa gia đình, bạn bè, người thân, của cãi nhà cửa... Chưa kể đến oan gia trái chủ về đòi nợ, lôi kéo mình. “Thật thương thay!” Nó mang lại sự mất mát, thương đau cho cả người ra đi lẫn người ở lại, không ai muốn điều đó cả. Nhưng đó là quy luật của tạo hóa, Ta bất lực trước nó.
Con người ai sinh ra rồi cũng sẽ già, bệnh và chết. Vạn pháp trong Vũ Trụ này cũng như thế, đều tuân theo quy luật “thành, trụ, hoại, không”. Chúng đều do nhân duyên giả hợp mà thành, rồi khi nhân duyên diệt thì nó cũng mất theo. “Chư pháp tùng duyên sanh, diệt tùng nhân duyên diệt....”. Thân thể con người đều do NGỦ UẨN hợp lại mà thành và khi nó tan hoại thì củng chẳng còn cái gọi là thân này nữa. Biết như vậy để rồi chúng ta như ông Vua Ba Tư Nặc: Bạch Thế Tôn, khi con bị già chết chinh phục, thì con có thể làm được gì, NGOẠI TRỪ SỐNG ĐÚNG PHÁP, SỐNG CHÂN CHÁNH, LÀM CÁC HẠNH LÀNH, LÀM CÁC CÔNG ĐỨC.
                                                                                                                                   
 
 

Tác giả bài viết: T. Thông Luật

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIỜI THIỆU

Tiểu sử Thầy Trụ Trì

Chư Tôn Đức có dạy: “Nhứt nhơn tác phước, thiên nhơn hưởng, Độc thọ khai hoa, vạn thọ hương.” Đại đức Trụ trì chùa Phật Linh thế danh là Đỗ Đình Bình, sanh năm 1972, tại thành phố Sài Gòn – Việt Nam, cha là Bác sĩ, mẹ là hướng dẫn viên hành hương. Thời niên thiếu đi học phổ thông đến lớp...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây