HỔ LY SƠN HỔ BẠI TĂNG LY CHÚNG TĂNG TÀN

Thứ tư - 11/10/2017 20:32 Đã xem: 3718
      Quý Thầy thường dạy:“Hổ ly sơn hổ bại,Tăng ly chúng Tăng tàn.”Quý Thầy thường dạy chúng Tăng và nhắc nhở qua câu kệ trên. Chúng tôi đã nghe nhiều lần, nhưng không để ý lắm. Hơn 15 năm sau, chúng tôi có dịp đi cùng đoàn hành hương từ nam chí bắc của chùa Hoằng Pháp, do sư Minh Thành là trưởng đoàn. Qua chuyến đi đó, chúng tôi có nhân duyên được quen thầy Thích Tịnh Độ
HỔ LY SƠN HỔ BẠI
TĂNG LY CHÚNG TĂNG TÀN
 
         Quý Thầy thường dạy:
“Hổ ly sơn hổ bại,
Tăng ly chúng Tăng tàn.”
Quý Thầy thường dạy chúng Tăng và nhắc nhở qua câu kệ trên. Chúng tôi đã nghe nhiều lần, nhưng không để ý lắm. Hơn 15 năm sau, chúng tôi có dịp đi cùng đoàn hành hương từ nam chí bắc của chùa Hoằng Pháp, do sư Minh Thành là trưởng đoàn. Qua chuyến đi đó, chúng tôi có nhân duyên được quen thầy Thích Tịnh Độ. Sau đó, Thầy về ở với chúng tôi 2 năm. Rồi, Thầy về lập một tịnh thất trong đất nhà để ở đồng tháp. Sau hơn một năm, gia đình của Thầy báo tin là Thầy bị sơ gan đến thời kỳ cuối. Chúng tôi vội lên thăm Thầy được 2 ngày, nhưng đến ngày thứ ba là chúng tôi làm lễ an táng của thầy tại nhà luôn.
         Thầy là người có gia đình rồi, mới đi xuất gia. Tuy nhiên, Thầy đi xuất gia cũng đã hơn 20 năm rồi. Tính ra là đã lên Thượng Tọa. Vậy mà người xuất gia làm lễ an táng tại gia; người xuất gia mà không có Thầy Tổ và huynh đệ nào đến dự cả, giống như lễ tang của người Phật tử tại gia. Nhìn tới, nhìn lui, chỉ có một mình chúng tôi và gia đình cùng người hàng xóm.
          Người đời sanh ra đều có nguồn gốc xuất xứ gia đình cha mẹ, anh em là ai. Người xuất gia cũng phải có Thầy Tổ, huynh đệ là ai chứ! Qua lễ an táng của Thầy Tịnh Độ đã làm cho tôi thấy tiếc cho một vị xuất gia: 1)Thầy là một bậc Thượng, nhưng lễ an táng như người tại gia; 2) không có Thầy Tổ, huynh đệ; 3) Không có Phật tử nào cả, chỉ là người gia đình và bà con lối xóm. Đó cũng là lý do: 1) Thầy rời xa Thầy Tổ; 2) Không nương vào Tam Bảo; 3) không nương vào Tăng đoàn; 4) Không phục vụ cho Tam Bảo và chúng sanh, .v.v. 5) Không có liên hệ với Tam Bảo, Thầy Tổ và huynh đệ, vì thế mà khi lâm chung không ai biết đến để lo an táng. Thật là đáng tiếc.
         Thời gian gần đây, các Tăng Ni trẻ, mới học ra trường là đã ra lập am cốc ở riêng, ngay cả nhiều vị chưa thọ Tỳ Kheo, chẳng am hiểu gì về Phật pháp, không học gì về giới luật và không biết mình tu pháp môn gì .v.v. Đây cũng là vấn đề mà các Thầy Bổn Sư than phiền. Trước kia, có những vị tu ngày đêm sáu thời không đủ, nên họ nhập thất chuyên tu tập thiền định, rồi sau lại trở về tu viện để lo việc hoằng pháp lợi sanh. Chứ họ không có ở luôn am cốc dưỡng già. Nếu các vị xuất gia mà ở riêng am cốc suốt đời như thầy Tịnh Độ, thì sau nầy các vị cũng sẽ giống trường hợp nói trên. Chư Tôn Đức thường dạy:
         Người xuất gia là cắt ái rời gia đình, tìm sư học đạo và tu đạo; người xuất gia là phải nương vào Tam Bảo (Tu Viện); nương vào Thầy Tổ; nương vào Tăng đoàn, thì mạng mạch Phật giáo mới phát triển sau nầy. Ngược lại, người xuất gia mà ở riêng am cốc thì giống như là:
  1. Người xuất gia ở am cốc, tịnh thất thì giống như người tu tại gia. Vì ngôi tịnh thất, am cốc hay nói cách khác là ngôi nhà riêng không phải là ngôi chùa, thiền viện hay tu viện mà có thể truyền thừa mạng mạch Phật giáo sau nầy được. Có nhiều vị sau khi mất đi, thì gia đình thừa hưởng ngôi nhà nầy. Mặc dù, ngôi nhà là do bá tánh đóng góp, cúng dường xây dựng.
  2. Ở am cốc là xa lìa Tam Bảo.
  3. Ở am cốc là xa lìa Thầy Tổ.
  4. Ở am cốc là xa lìa Tăng Đoàn.
  5. Ở am cốc là xa lìa sinh hoạt của thiền môn.
  6. Ở am cốc không phụng sự gì cho Tam Bảo và chúng sanh. Mặc dù vẫn thọ nhận cúng dường của đàn na tín thí.
  7. Ở am cốc khi lâm chung, gia đình mang về nhà làm lễ an táng, mặc dù phẩm vị là Thượng Tọa hay Hòa Thượng.
Do đó, Chư Tôn Đức khuyên các vị xuất gia không nên rời Thầy Tổ quá sớm và phải nương vào Thầy Tổ, Tam Bảo và Tăng đoàn tu học. Có như vậy mới đúng ý nghĩa người xuất gia; nhờ đó mạng mạch Phật giáo sau nầy mới phát triển vẻ vang.
Chư Tổ thường nhắc nhở đại chúng:
“Hổ ly sơn hổ bại,
Tăng ly chúng Tăng tàn” là đúng, không sai.
 
Nam mô A Di Đà Phật!
 
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIỜI THIỆU

Tiểu sử Thầy Trụ Trì

Chư Tôn Đức có dạy: “Nhứt nhơn tác phước, thiên nhơn hưởng, Độc thọ khai hoa, vạn thọ hương.” Đại đức Trụ trì chùa Phật Linh thế danh là Đỗ Đình Bình, sanh năm 1972, tại thành phố Sài Gòn – Việt Nam, cha là Bác sĩ, mẹ là hướng dẫn viên hành hương. Thời niên thiếu đi học phổ thông đến lớp...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây