3 THỜI KỲ LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ

Thứ ba - 22/09/2020 14:28 Đã xem: 2788
3 THỜI KỲ LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ
3 THỜI KỲ LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ
THỜI HƯNG THỊNH (594 TCN – 185 TCN)
THỜI SUY VONG (185 TCN – 1526 CN)
THỜI PHỤC HƯNG (1858 CN – 2013 CN)
 
I – THỜI HƯNG THỊNH TỪ 594 – 185 Trước Tây Lịch:
A – Sự hưng thịnh Phật giáo vào thời Đức Phật:
Trước khi, Đức Phật ra đời, thì nước Ấn Độ đã có rất nhiều tôn giáo như Ấn giáo – Hindhuism, Đạo Kỳ Na Giáo hay còn gọi đạo lõa thể – đạo Jain, đạo Sikh, và các tín ngưỡng nhân gian .v.v. Kể từ khi Đức Phật ra đời, tu hành thành đạo và Ngài hoằng pháp cho đến khi nhập Niết Bàn, thì đạo Phật mới xuất hiện nơi đời. Căn cứ theo lịch sử truyền thống Phật giáo bắc tông – Mahayana Buddhism như sau:
  • Vào thế kỷ thứ 7 trước tây lịch ngày 15/04 ÂL năm 624, Đức Phật sanh ra tại vườn Lâm Từ Ni – Lumbini, nước Nepal bây giờ.
  • Vào ngày 08/02 ÂL năm 605 trước tây lịch, Đức Phật đi xuất gia lúc 19 tuổi.
  • Vào thế kỷ thứ 6 ngày 08/12 ÂL năm 594 trước tây lịch, Đức Phật thành đạo lúc 30 tuổi.
  • Vào thế kỷ thứ 6 ngày 15/02 ÂL năm 544 trước tây lịch, Đức Phật nhập Niết Bàn lúc 80 tuổi
* Từ năm 594 – 544 trước tây lịch, Ngài đi hoằng pháp các nơi khoảng 49 năm. Trong thời gian nầy, các vua hộ trì sự hoằng pháp của Ngài như vua Tần Bà Sa La – Bimbisara King tại thành Vương Xá – Rajgir; Vua Ba Tư Nặc – Pasenadu King tại thành Xá Vệ – Sravasti. Trong thời gian nầy, Phật giáo bắt đầu lan truyền.
b) Sự hưng thịnh Phật giáo vào thời vua A Dục – Ashoka king (268 – 232 TCN):
Vào thế kỷ thứ 3 từ năm 268 đến năm 232 trước tây lịch, Phật giáo được truyền bá rộng rãi trong nước và hải ngoại qua thời vua A Dục.
Vua Ashoka sanh vào năm 304 trước tây lịch tại kinh thành Pataliputta (Thủ đô Patna, tiểu bang Bihar bây giờ). Vua cha là Bindusara Maurya; hoàng hậu là Devi Dharma. Vua Bindusara Maurya là con trai của  vua Chandragupta Maurya. Vua Chandragupta Maurya là ông nội của vua A Dục, là người đầu tiên sáng lập triều đại Maurya. Ông cũng đã từ bỏ ngai hoàng để làm tu sĩ đạo Kỳ Na Giáo ( Đạo Jain). Hoàng hậu Devi Dharma (còn gọi là Subhadrangi hoặc Janapadkalyani) là con gái của một vị tu sĩ Bà La Môn (Tu sĩ Ấn Giáo) tại kinh thành Champa.
Từ năm 268 đến năm 232 trước tây lịch, vua Ashoka lên ngôi hoàng đế, đời thứ ba của triều đại Maurya. Khi lên hoàng đế, Vua Ashoka đã mở rộng đế chế của mình từ vùng Assam phía đông đến Balochistan phía tây; từ vùng Pamir Knot ở nước A Phú Hãn - Afghanistan phía bắc tới vùng Peninsula ở phía nam. Vì mở rộng sự thống trị, vua A Dục đã giết chết biết bao nhiêu người. Nhiều người nói rằng ông là vị vua độc ác.

Bản đồ Ấn Độ dưới thời vua A Dục
  • Vua A Dục - Ashoka và xá lợi của đức Phật
Năm 263 trước tây lịch, vua Ashoka trở thành Phật tử. Ông biết rằng Phật giáo là nền tảng đạo đức, có lợi ích cho nhân loại, cho loài vật và cho thế giới. Vua đã có công ủng hộ phát triển Phật pháp như:
1 - Vua giúp xây dựng nhiều tu viện cho chư Tăng Ni tu học.
2 - Theo lịch sử Phật giáo, xá lợi của đức Phật được chia ra 8 nước. Vua Ashoka đã gôm tất cả xá lợi và xây dựng 84,000, cái tháp để thờ xá lợi của đức Phật khắp nước Ấn Độ.
3 – Vua cho khắc lịch sử của Đức Phật trên trụ đá sa thạch tại các Thánh tích. Nhờ vậy mà các nhà khảo cổ Anh Quốc và Ấn Độ mới tìm ra được di tích lịch sử của Đức Phật sau nầy.
4 – Vua ủng hộ kết tập Đại Tạng Kinh lần thứ ba tại thành Pataliputta (Thủ đô Patna, tiểu bang Bihar bây giờ), do sự chủ tọa Ngài Mục Kiền Liên Tử Đế Tu -  Moggaliputta-Tissa vào năm 244 trước tây lịch.
5 - Ông cho phép thái tử Mahinda và công chúa Sanghamitta đi xuất gia và truyền bá đạo Phật sang nước Tích Lan (Srilanka). Sư cô Sanghamitta đã cắt nhánh cây Bồ Đề từ cây Bồ Đề nơi Đức Phật thành đạo đem sang trồng tại nước Tích Lan. Đặc biệt, Sư Cô là người đầu tiên lập giới đàn Ni và truyền giới tỳ kheo Ni tại nước Tích Lan.
6 – Vua đã tạo điều kiện cho chư Tăng hoằng pháp khắp nơi trong nước. Đặc biệt, Vua đưa chư Tăng đi hoằng pháp sang hải ngoại như nước Miến Điện, Tích Lan và các nước đông nam á. Vua A Dục – Ashoka là vị vua đầu tiên có công đưa các tu sĩ Phật giáo sang nước Miến Điện và các nước đông nam Á qua đường tơ lụa.
 

Năm 232 trước tây lịch, vua A Dục băng hà. Triều đại Maurya có 9 đời, kéo dài từ năm 322 đến năm 180 trước tây lịch.
  1. – Đời thứ nhất vua Chandragupta từ năm 322 đến năm 297 trước tây lịch.
  2. Đời thứ hai vua Bindisara từ năm 297 đến năm 268 trước tây lịch.
  3. Đời thứ ba vua Ashoka từ năm 268 đến năm 232 trước tây lịch.
  4. Đời thứ tư vua Dasharatha từ năm 232 đến 224 trước tây lịch.
  5. Đời thứ năm vua Samprati từ năm 224 đến năm 215 trước tây lịch.
  6. Đời thứ sáu vua Shalishuka từ năm 215 đến năm 202 trước tây lịch.
  7. Đời thứ bảy vua Devavarman từ năm 202 đến năm 195 trước tây lịch.
  8. Đời thứ tám vua Shatadhanvan từ năm 195 đến năm 187 trước tây lịch.
  9. Đời thứ chín vua Brihadratha từ năm 187 đến năm 180 trước tây lịch.
Vào thế kỷ thứ 3 năm 268 trước tây lịch đến thế kỷ 20 năm 1947 sau tây lịch, Vua A Dục là người thống lãnh các kinh thành trở thành một nước. Nước A Phú Hãn – Afghanistan, Pakistan, Bangladesh và Ấn Độ là một quốc gia kể từ thời vua A Dục. Vậy, nước Ấn Độ thống nhất đất nước là gần 23 thế kỷ. Sau khi, Anh Quốc trao trả độc lập cho Ấn Độ vào thế kỷ 20 năm 1947, thì nước Ấn Độ bị chia thành 4 quốc gia. Đó là Afghanistan, Pakistan, Bangladesh và Ấn Độ bây giờ.
1 - Quý vị tham khảo chi tiết qua trang nhà lịch sử vua A Dục. Nếu muốn đọc tiếng Việt thì bấm vào nút dịch:
 https://en.wikipedia.org/wiki/Ashoka
2 – Quý vị tham khảo trang nhà Phật giáo Ấn Độ
https://en.wikipedia.org/wiki/History_of_Buddhism
+ Tóm lại:
Từ thế kỷ thứ 6 năm 594 trước tây lịch là năm Đức Phật thành đạo và đạo Phật bắt đầu được lan truyền. Mãi cho đến thế kỷ thứ 2 năm 185 trước tây lịch, Trong thời gian nầy, Phật giáo rất hưng thịnh, thanh bình và được các vua quan và dân chúng tín ngưỡng, ủng hộ trong suốt 4 thế kỷ.
 
II – THỜI ĐẠI SUY VONG CỦA PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ từ thế kỷ thứ 2 năm 185 trước tây lịch – thế kỷ thứ 16 năm 1526 sau tây lịch:
1) Từ thế kỷ thứ 2 năm 185 trước tây lịch đến đầu thế kỷ 13 năm 1206 sau tây lịch, đây là thời đại của vua Ấn giáo – Brahma king trị vì:
Chúng ta biết rằng sau thế kỷ thứ 16, Phật giáo Ấn Độ đã bị xóa sổ bởi các thế lực tôn giáo bạn.
  • Tất cả tu sĩ Phật giáo bị chặt đầu và giết sạch.
  • Tất cả tu viện đều bị đập phá sạch.
  • Tất cả Kinh sách đều bị đốt sạch.
  • Tất cả tín đồ Phật giáo đều bị đàn áp và cấm đoán.
Căn cứ trong lịch sử nước Ấn Độ, vào thế kỷ thứ 2 năm 185, ông Pushyamitra Shunga là một vị tướng quân người Ấn Giáo của triều đại Maurya. Ông đã ám sát vị vua cuối cùng của triều đại Maurya, vua Brahadratha Maurya. Sau đó, ông lên ngôi, tự xưng vua Pushyamitra Shunga và ông ta thành lập triều đại Shunga. Triều đại Shunga kéo dài 50 năm, từ năm 185 đến năm 73 trước tây lịch. Ông thù hiềm với Phật giáo và tín đồ Phật giáo. Ông đã khủng bố niềm tin của Phật tử. Ông đã ra lệnh đập phá hàng trăm tu viện, giết hàng trăm ngàn tu sĩ Phật giáo. 840.000, tháp Phật giáo đều bị đập phá .v.v. Ông ban thưởng 100 tiền vàng cho người chặt 1 cái đầu của tu sĩ Phật giáo.
Vua Pushyamitra Shunga là vị vua đầu tiên khởi sự tiêu diệt Phật Giáo Ấn Độ. Sau đó, các đời vua Ấn Độ tiếp theo đó đàn áp và tiêu diệt Phật giáo lần lần đến thế kỷ thứ 13 năm 1206.
Quý vị có thể tham khảo đường nối kết nầy.
1 – Lịch sử nước Ấn Độ:
https://en.wikipedia.org/wiki/History_of_India
2 – Lịch sử triều đại vua Ấn Giáo Pushyamitra Shunga:
https://en.wikipedia.org/wiki/History_of_Buddhism#Shunga_dynasty_(2nd%E2%80%931st_century_BCE)
.https://en.wikipedia.org/wiki/Pushyamitra_Shunga
3 - Phim Ấn Độ Teesri Azadi kể về một vị vua Ấn Giáo ra lệnh tiêu diệt Phật giáo
https://www.youtube.com/watch?v=wM98m3mkS1w
 
2 - Từ đầu thế kỷ 13 năm 1206 đến thế kỷ 16 năm 1526, đây là thời đại của vua Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ – Turkic Muslim:
Trong lịch sử Ấn Độ có kể lại vào đầu thế kỷ 13 năm 1206, một vị tướng quân hồi giáo tên là Muhammad bin Bakhtiyar Khalji. Ông đã dẫn đội quân Thổ Nhĩ Kỳ sang xâm chiếm các tiểu lục địa miền tây bắc Ấn Độ như là Afghanistan, Pakistan và thành phố Delhi bây giờ .v.v. Đặc biệt, họ đã tiêu diệt Phật giáo, nhất là đốt luôn trường đại học Phật giáo Nalanda .v.v. Sau đây là trích đoạn của trang nhà của các nhà nghiên cứu lịch sử tôn giáo.
+ Trang nhà tham khảo:
https://en.wikipedia.org/wiki/History_of_Buddhism
Đế chế cuối cùng hỗ trợ Phật giáo, triều đại Pala , sụp đổ vào thế kỷ thứ 12, và Muhammad bin Bakhtiyar Khalji , một vị tướng của Vương quốc Hồi giáo Delhi đầu tiên , phá hủy các tu viện và tượng đài và truyền bá đạo Hồi ở Bengal . [79] Theo Randall Collins, Phật giáo đã suy tàn ở Ấn Độ trước thế kỷ thứ 12, nhưng với sự cướp bóc của những kẻ xâm lược Hồi giáo, nó gần như bị tuyệt chủng ở Ấn Độ vào những năm 1200. [89] Vào thế kỷ 13, tiểu bang Craig Lockard, các tu sĩ Phật giáo ở Ấn Độ đã trốn thoát đến Tây Tạng để thoát khỏi cuộc đàn áp Hồi giáo; [90]trong khi các nhà sư ở miền tây Ấn Độ, bang Peter Harvey, thoát khỏi cuộc đàn áp bằng cách di chuyển đến các vương quốc Ấn Độ giáo phía nam Ấn Độ có khả năng chống lại sức mạnh Hồi giáo. [91]
Vậy, từ thế kỷ thứ 2 năm 185 trước tây lịch đến thế kỷ 16 năm 1526 sau tây lịch tổng cộng là 18 thế kỷ; Phật giáo Ấn Độ bị đàn áp, tiêu diệt, suy vong bỡi Ấn Giáo và Hồi Giáo. Do đó, Phật giáo hoàn toàn vắng mặt trên toàn cõi nước Ấn Độ.
 
+ PHẦN BÌNH LUẬN:
          Có người cho rằng quân Hồi giáo sang xâm chiếm Nước Ấn Độ vào đầu thế kỷ 13 năm 1206; Kể từ đó, Hồi giáo tiêu diệt sạch Phật giáo.
+ Trả lời:
  • Hồi giáo chỉ chiếm một vài tiểu lục địa của Ấn Độ, thì họ không thể tiêu diệt Phật giáo toàn quốc. Huốn chi, chúng ta đã biết Phật giáo đã có mặt khắp nước Ấn và cả hải ngoại vào thời vua A Dục – Ashoka (268 -232 TCN).
  • Nếu Hồi giáo tiêu diệt sạch Phật giáo, thì tại sao không tiêu diệt luôn Ấn giáo và các tôn giáo khác. Tại sao họ chỉ nhắm vào Phật giáo thôi. Trong lúc hiện nay Ấn giáo là 79% của dân số Ấn; Hồi giáo có khoảng 17%.
  • Trong các viện bảo tàng quốc gia ở thủ đô Delhi, Sarnath có trưng bày sự đỗ nát, tàn phá của Hồi giáo, nhưng đa phần là của Ấn giáo nhiều hơn Phật giáo. Do đó, các nhà nghiên cứu cho rằng Phật giáo đã bị tiêu diệt đa phần trước khi Hồi giáo sang xâm chiếm.
  • Đặc biệt trong lịch sử Ấn Độ cho thấy, các vua Ấn giáo đã ra lệnh tiêu diệt Phật giáo lần lần qua các triều đại vua Ấn giáo.
Qua lịch sử, các nhà tôn giáo chứng minh rằng Ấn giáo và Hồi giáo chung tay tiêu diệt Phật giáo.
 
III – THỜI ĐẠI PHỤC HƯNG (1858 – 2013 CN):
          Vào thế kỷ 19 năm 1858 – Thế kỷ 20 năm 1947, Ấn Độ là thuộc địa của Anh Quốc; Tổng cộng là 89 năm. Trong thời đại nầy, Phật giáo bắt đầu phục hồi trở lại dần dần qua 4 vị  Phật tử như 1) Ông Alexander Cunningham, 2) Ông Anagarika Dhammapala, 3) Ông Ambekar, 4) Ông goenka:
A – Sự phục hưng qua 4 vị Phật tử:
1 – Nhà khảo cổ học Alexander Cunningham (1814 – 1893 CN):

Ông Alexander Cunningham
  • Phần giới thiệu:
Nhà khảo cổ học Alexander Cunningham thật ra là một vị Thiếu tướng quân đội Anh. Ông sanh ra ngày 23 tháng 1 năm 1814 tại thủ đô London, Anh Quốc; Ông qua đời ngày 28 tháng 11 năm 1893. Ông cũng là một kỹ sư quân đội người Anh với Nhóm kỹ sư Bengal . Ông sau này quan tâm đến lịch sử và khảo cổ của Ấn Độ. Năm 1861, ông được bổ nhiệm vào vị trí mới, thành lập nhà khảo sát khảo cổ học cho chính phủ Ấn Độ ; và ông đã thành lập tổ chức Cơ quan Khảo sát Khảo cổ học của Ấn Độ .
Phần giới thiệu trích đoạn từ trang nhà bên dưới. Quý vị có thể tham khảo.
https://en.wikipedia.org/wiki/Alexander_Cunningham
Anh quốc chiếm nước Ấn Độ làm thuộc địa vào thế kỷ 19 năm 1858. 3 năm sau, vào năm1861, Ông Alexander Cunningham sáng lập ban Khảo Sát Khảo Cổ của nước Ấn Độ – Archaeological Survey of India, viết tắt ASI, trụ sở tại 24 Tilak Marg, New Delhi, India, 110001. Ông cũng là giám đốc trực tiếp điều hành ban Khảo Sát Khảo Cổ nầy. Ban Khảo Sát khảo Cổ đã tìm lại các di tích lịch sử ở Ấn Độ. Nhờ vậy mà các di tích lịch sử của Đức Phật đều được khai quật. Ông có công rất lớn cho Phật giáo và các tín đồ Phật giáo cả thế giới. Ngày nay, người con Phật khắp nơi trên thế giới được viếng thăm di tích của Đức Phật là nhờ ông Alexander Cunningham. Chúng ta phải thành tâm niệm ân nhà khảo cổ học Alexander Cunningham.
  • Quý vị có thể tham khảo thêm qua trang nhà bên dưới:
https://en.wikipedia.org/wiki/Archaeological_Survey_of_India
 
2 - ÔNG ANAGARIKA DHAMMA (1864 – 1933 TCN):

Ông Anagarika Dhammapala
  • Phần giới thiệu:
Ông Anagarika Dharmapala sanh ngày 17 tháng 9 năm 1864 – ngày 29 tháng 04 năm 1933, hưởng thọ 69 tuổi, tại Colombo, Ceylon (nay là Sri Lanka), là một trong những tín đồ Phật giáo đáng tôn kính nhất trong thế kỷ 20. Với sự giúp đỡ của Henry Steel Olcott và Helena Petrovna Blavatsky , ông đã trở thành một nhà cải cách lớn và người phục hưng của Phật giáo Sri Lanka và là một nhân vật rất quan trọng trong truyền tải Phật giáo phương Tây. Ông đã phát biểu tại Quốc hội Tôn giáo Thế giới năm 1893. Sau khi, các di tích Phật giáo được khai quật, thì các tu sĩ Ấn giáo chiếm dụng và xây thêm các đền thờ Ấn giáo trong các Thánh tích. Do đó, Ông đã thưa kiện để dành lại các Thánh tích cho Phật giáo. Ông đã thành lập Hội Maha Bodhi Society tại Ấn Độ vào ngày 31 tháng 05 năm 1891 để quản lý và khôi phục các đền thờ Phật giáo linh thiêng cho đến ngày nay như Tháp Bồ Đề Đạo Tràng tại làng Bodhgaya, Tháp Chuyển Pháp Luân tại vườn Lộc Uyển - Sarnath, Tháp Trà Tỳ tại thành Câu Thi Na - Kushinagar.
Hội của Ông không những hoạt động tôn giáo, mà còn lo giáo dục, và từ thiện xã hội. Ông là người có công rất lớn đối với việc phục hưng Phật giáo Ấn Độ.
 
+ Phần trích đoạn trong trang nhà bên dưới:
 https://theosophy.wiki/en/Anagarika_Dharmapala
Vào ngày 31 tháng 5 năm 1891, Hội Budh-Gaya Mahabodhi được thành lập. Linh mục tối cao của Ceylon H. Sumangala là Chủ tịch, Đại tá Olcott là Giám đốc và Cố vấn trưởng, và Dharmapala là Tổng Bí thư. Hội mới đã thu hút sự đóng góp để duy trì một đội ngũ nhân viên tại địa điểm của Phật Gaya. Hội đã triệu tập một hội nghị Phật giáo quốc tế tại Phật Gaya vào tháng 10 năm 1891. Trụ sở chính được thành lập tại Calcutta (nay là Kolkata). Một tạp chí, The Maha Bodhi bắt đầu xuất bản vào năm 1892, với Dharmapala làm biên tập viên trong nhiều năm.
Khi ở lại Anh vào năm 1893, ông đã liên lạc với William Rhys Davids , người sáng lập Hội văn bản Pāli, để được tư vấn về ngôi đền. [24] Trong suốt một số năm, Hội Maha Bodhi đã thành công trong việc khôi phục các điện thờ Phật giáo cổ tại Bodh Gaya, Sarnath và Kushinara. Sự quyên góp đáng kể của nhà thông thái học Hawaii Mary E. Foster đã tạo điều kiện cho công việc này.
Hội có hiệu quả trong việc nâng cao ý thức của Phật tử về di sản của họ ở Ấn Độ và Tích Lan, và trong việc nâng cao kiến ​​thức về Phật giáo trong thế giới phương Tây. Trong những năm gắn bó với Hội, Dharmapala đã thành lập Trung tâm Upasana, thư viện, trường học, cao đẳng, trại trẻ mồ côi và bệnh viện ở Ấn Độ và Sri Lanka để phục vụ công chúng. Ông là một người ủng hộ mạnh mẽ độc lập cả ở Ấn Độ và Sri Lanka.
Các Hội Bodhi Maha của Ấn Độ tiếp tục tích cực trong Kolkata, và các tổ chức có liên quan đang ở Bangalore, Chennai, Colombo, và các nơi khác.
 
3 - Ông Ambekar (1891 – 1956 CN):

Bhimrao Ramji Ambedkar 
Bhimrao Ramji Ambedkar sanh ngày 14 tháng 4 năm 1891 – mất ngày 6 tháng 12 năm 1956, hưởng thọ 64 tuổi, còn được gọi là Babasaheb Ambedkar, là một luật sưnhà kinh tếchính trị gia và nhà cải cách xã hội Ấn Độ, người đã truyền cảm hứng cho phong trào Phật giáo Dalit và vận động chống lại sự phân biệt đối xử xã hội đối với những người bất khả xâm phạm ( Dalits ). Ông là Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Tư pháp đầu tiên của Ấn Độ và là kiến ​​trúc sư trưởng của Hiến pháp Ấn Độ .
Ambedkar là một sinh viên sung mãn, lấy bằng tiến sĩ kinh tế tại cả Đại học Columbia và Trường Kinh tế Luân Đôn , và nổi tiếng là một học giả cho nghiên cứu về luật, kinh tế và khoa học chính trị. [15] Trong sự nghiệp ban đầu của mình, ông là một nhà kinh tế, giáo sư và luật sư. Cuộc sống sau này của ông được đánh dấu bằng các hoạt động chính trị của ông; ông tham gia vào chiến dịch và đàm phán đòi độc lập của Ấn Độ, xuất bản các tạp chí, ủng hộ các quyền chính trị và tự do xã hội cho Dalits, và đóng góp đáng kể vào việc thành lập nhà nước Ấn Độ. Năm 1956, ông chuyển đổi sang Phật giáo , khởi xướng chuyển đổi hàng loạt Dalits. 
Qua lịch sử, chúng ta thấy Ông là người đóng góp lập hiến pháp cho nước Ấn Độ khi mới độc lập vào năm 1947. Đặc biệt, vào ngày 14 tháng 10 năm 1956, Ông đã trở thành Phật tử và Ông đã hướng dẫn 500.000, người quy y Tam Bảo tại thành phố Nagpur, tiểu bang Maharashtra. Sau 2 tháng, Ông qua đời vào ngày 06 tháng 12 năm 1956. Giờ, các Phật tử ở Ấn Độ đều thờ Ông như là người khai sơn Phật giáo thứ hai. Vậy, Ông là người có công rất lớn trong việc hoằng pháp và quy y Tam Bảo cho tín đồ Phật tử. Đây là sự đóng góp rất lớn cho sự phục hưng Phật giáo Ấn Độ.
 

+ Trích đoạn trang nhà bên dưới. Quý vị muốn biết thêm chi tiết, thì bấm vào trang nhà.
https://en.wikipedia.org/wiki/B._R._Ambedkar
 
4 -  Ông Goenka (1924 – 2013 CN):
S.N. Goenka - DHAMMA KHETTA
Ông Goenka
+ Phần giới thiệu:
          Ông Goenka sanh ra tại Mandalay, là cố đô nước Miến Điện – Myanmar, vào ngày 29 tháng 01 năm 1924 và qua đời vào ngày 29 tháng 09 năm 2013, hưởng thọ 89 tuổi tại Mumbai, tiểu bang Maharashtra, India, là cố đô của nước Ấn Độ bây giờ. Ông xuất thân từ gia đình người Ấn Độ, theo đạo Ấn giáo. Ông được sinh ra và lớn lên ở nước Miến Điện. Ông có duyên học thiền Tứ Niệm Xứ – Vipassana qua thiền Sư U Ba Khin 14 năm. Năm 1969, Ông trở về Ấn Độ dạy thiền. Ông đã mở khoảng 202 trung tâm thiền khắp nước Ấn độ và Ông đã hoằng pháp ở Âu Châu, Mỹ Châu, Úc Châu và Trung Đông .v.v. Mặc dù, Ông đã qua đời, nhưng các trung tâm thiền của Ông vẫn sinh hoạt bình thường. Qua sự hoằng pháp của Ông, chúng ta nhận thấy Ông có công rất lớn trong việc hoằng pháp phục hưng Phật giáo Ấn Độ trong thế kỷ 20 và 21. Bốn vị Phật tử tại gia nầy có công rất lớn thời kỳ phục hưng Phật giáo Ấn Độ.
          Sau đây mời quý vị đọc phần trích đoạn và tham khảo qua trang nhà bên dưới:
https://en.wikipedia.org/wiki/S._N._Goenka
Ông Goenka sinh ngày 29 tháng 1 năm 1924 tại Miến Điện (nay là Myanmar) với cha mẹ là người Ấn Độ thuộc dân tộc Marwari , Goenka lớn lên trong một gia đình sanatani theo đạo Hindu bảo thủ . [1] Ông là một doanh nhân thành đạt, khi vào năm 1955, ông bắt đầu trải qua chứng đau nửa đầu nghiêm trọng, suy nhược . [2] [3] Không thể tìm thấy cứu trợ y tế, và theo gợi ý của một người bạn, anh đã gặp giáo viên Vipassana Sayagyi U Ba Khin . Mặc dù ban đầu miễn cưỡng, Ba Khin đã đưa anh vào làm học sinh. [4] [5] [6] Goenka sau đó được đào tạo trong 14 năm. [4] [7]
Năm 1969, Goenka được Sayagyi U Ba Khin ủy quyền giảng dạy , người qua đời năm 1971. Ông rời bỏ công việc kinh doanh của mình và chuyển đến Ấn Độ, nơi ông bắt đầu trung tâm thiền Vipassana đầu tiên tại Kusum Nagar ở Hyderabad. Bảy năm sau, năm 1976, ông mở trung tâm thiền đầu tiên của mình, Dhamma Giri, ở Igatpuri gần Nashik , Maharashtra . Ông tự dạy thiền cho đến năm 1982, và sau đó bắt đầu đào tạo trợ lý giáo viên. Ông thành lập Viện nghiên cứu Vipassana tại Dhamma Giri năm 1985. [4] [7]
Ngay từ đầu, ông đã dạy các khóa thiền thiền chuyên sâu kéo dài 10 ngày và đến năm 1988 đã dạy cho nhiều người, trong đó có vài nghìn người phương Tây. [số 8]
Ngày nay, các khóa học Vipassana, theo truyền thống của Sayagyi U Ba Khin, được tổ chức tại 341 địa điểm ở 94 quốc gia, trong đó có khoảng 202 trung tâm thiền Vipassana vĩnh viễn. [9] Có những trung tâm như vậy ở Argentina, Úc, Áo, Bỉ, Brazil, Campuchia, Canada, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hồng Kông, Indonesia, Iran, Israel, Ý, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Mông Cổ, Myanmar, Nepal, New Zealand, Philippines, Ba Lan, Nga, Nam Phi, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Sri Lanka, Singapore, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Đài Loan, Thái Lan, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và 78 trung tâm ở Ấn Độ. [4] [7] [10]
Vào năm 2000, Goenka đã đặt nền móng của chùa Vipassana toàn cầu cao 325 ft , gần bãi biển Gorai , ở Mumbai, khai trương năm 2009, và có xá lợi của Đức Phật và một thiền đường. [4] Nó được xây dựng như một sự tôn vinh dành cho giáo viên của mình, người đã muốn trả lại khoản nợ cho Ấn Độ, vùng đất xuất xứ của Vipassana. Tuy nhiên, không giống như người được bảo hộ của mình, U Ba Khin không thể có được hộ chiếu, và do đó đã không thể đích thân đi du lịch đến Ấn Độ. [1]
 
B - Phục hưng qua chư Tăng hải ngoại:
          Các nhà nghiên cứu nói rằng Phật giáo Ấn Độ trước kia truyền sang nước Miến Điện, nước Tích Lan,, Trung Hoa và các nước Đông Nam Á .v.v. Vào khoảng thế kỷ 19, các nước Phật giáo hải ngoại truyền vào Ấn Độ qua phía Đông Bắc Ấn và phía Nam Ấn.
+ Phía Đông Bắc Ấn từ nước Miến Điện:
Nước Ấn Độ có 29 tiểu  bang. Đặc biệt 7 tiểu bang miền đông bắc Ấn có nhiều người dân tộc Chakma sinh sống. Họ hầu như theo tín ngưỡng đạo Phật. 7 tiểu bang nhỏ đó được bao bọc bỡi quốc gia như nước Bhutan, nước Trung Quốc, nước Miến và nước Bangladesh. Phía đông tiểu bang Nagaland, Manipur, Mizoram giáp với Miến Điện; phía bắc tiểu bang Anuruchal Pradesh giáp với Trung Quốc; Phía tây bắc tiểu bang Assam giáp với Bhutan; phía tây nam tiểu bang Meghalaya và Tripura nước Bangladesh. Ngoài những Phật tử tại gia, cũng có một số người Phật tử xuất gia làm tu sĩ Phật giáo. Lý do, các Sư Miến sang các vùng biên giới nơi đây hoằng pháp khoảng vào thế kỷ 19. Nhờ vậy mà các Sư Chakma đi hoằng pháp khắp Ấn Độ.
+ Phía Nam Ấn từ nước Tích Lan:
          Vào ngày 31 tháng 5 năm 1891, Ông Dhammapala thành lập hội Mahabodhi Society để quản lý các Thánh tích Phật giáo. Đồng thời, Ngài đưa chư Tăng Sri Lanka sang Ấn Độ để trực tiếp điều hành các cơ sở của hội. Do đó, các vị Tăng Sri Lanka đã hoằng pháp và nhận Phật tử Ấn xuất gia làm tu sĩ Phật giáo. Giờ, chúng ta thấy có các vị Sư Ấn ở các Thánh tích.
          Chúng ta cũng phải ngưỡng mộ và tri ân sự đóng góp của các vị Sư hải ngoại và các cư sĩ Phật tử cho việc phục hưng Phật giáo Ấn Độ trong suốt thời gian từ thế kỷ 19 đến thế kỷ 21. Tuy nhiên, con số thống kê của về tôn giáo Ấn Độ, thì Phật giáo cũng chỉ có 0,7% của dân số Ấn. Chúng tôi xin cầu nguyện cho bánh xe pháp giác ngộ thường chuyển để cho nhân sinh lợi lạc.
 
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Chùa Phật linh ngày 22/09/2020
 
ĐĐ Thích Hạnh Định
 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIỜI THIỆU

Tiểu sử Thầy Trụ Trì

Chư Tôn Đức có dạy: “Nhứt nhơn tác phước, thiên nhơn hưởng, Độc thọ khai hoa, vạn thọ hương.” Đại đức Trụ trì chùa Phật Linh thế danh là Đỗ Đình Bình, sanh năm 1972, tại thành phố Sài Gòn – Việt Nam, cha là Bác sĩ, mẹ là hướng dẫn viên hành hương. Thời niên thiếu đi học phổ thông đến lớp...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây