PHẢN ĐẠO CÓ TỘI KHÔNG?

Thứ sáu - 11/05/2018 16:21 Đã xem: 4013
PHẢN ĐẠO CÓ TỘI KHÔNG?

        Kính thưa quý vị!
 Hỏi:
        Con xin hỏi. Bạch Quý Thầy! Có người nói rằng đã theo đạo, mà bỏ đạo là có tội. Chết sẽ xuống địa ngục. Xin hỏi Quý Thầy có đúng không?
Trả lời:
* Thứ nhất, chúng tôi xin định nghĩa tội nghĩa là gì?
        Tội nghĩa là bạn làm gì hại bạn là có tội hoặc bạn hại người và vật là có tội. Nếu bạn không làm gì tổn hại bạn và người thì không có tội. Nếu bạn không làm gì tổn hại bạn và hại người, thì ai là người đưa bạn xuống địa ngục?
* Thứ hai, đạo nghĩa là gì?
        Đạo nghĩa là đạo đức. Tôn giáo là dạy con người sống đạo đức. Ví dụ: con phải kính trọng và có hiếu với cha mẹ; bạn không nên sát sanh, trộm cắp, nói dối, .v.v. Đây là nền tảng đạo đức của con người. Nếu bạn bất hiếu với cha mẹ, giết người, trộm cướp .v.v. Vậy là bạn làm trái ngược với đạo đức con người hay nói cách khác là bạn phản đạo.
        Tôn giáo là dạy con người đạo đức. Bạn có quyền tìm tòi học hỏi tất cả các điều tốt của các tôn giáo và bạn có quyền chọn một tôn giáo mà bạn sống an lạc, hạnh phúc, thích hợp với đời sống của bản thân, mà tôn giáo đó không trái lại với đạo đức con người. Có người nói rằng bỏ đạo là phản đạo và có tội. Câu nói nầy để hù dọa và ràng buộc người tín đồ khỏi bỏ đạo. Nếu bạn theo đạo, mà đạo không có nguồn gốc, không có nền tảng đạo đức thiết thực, ngược lại với luân lý đạo đức con người, mà bạn cố tình giữ và theo đạo, thì bạn có tội nghiệp cho bạn không? Và có phải bạn đang lường gạt chính mình không?
Hỏi:
        Bạch Thầy! Nếu con theo đạo khác, mà cha mẹ từ con, thì con có tội không? Con phải làm sao?
Trả lời:
        Như trên đã nói, bạn không bất hiếu với cha mẹ hoặc giết người .v.v. thì bạn không có tội.
Không có đạo nào dạy cha mẹ từ chối con của mình, dù cho đứa con không biết hiếu thảo. Nhưng nếu cha mẹ nào vì đạo mà từ con của mình, thì họ chưa am hiểu về đạo lắm.
Con người có sự hiểu biết và lý tưởng tín ngưỡng khác nhau. Do đó, cha mẹ chưa có hiểu về lý tưởng và sự hiểu biết của bạn, thì bạn có trách nhiệm giải thích cho cha mẹ am hiểu. Nếu cha mẹ hiểu biết rõ ràng về đạo của bạn, thì cha mẹ nào cũng sẳn sàng mở lòng thương con. Nếu bạn không giải thích được với cha mẹ và để cha mẹ từ bạn, thì đây là điều thiếu sót.
 
“ Hiểu biết là an vui,
Cố chấp là khổ đau”.
 
Nam mô A Di Đà Phật!
       
 Từ khóa: nam mô a di

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIỜI THIỆU

Tế Độ Sư của trụ trì Chùa Phật Linh - ĐĐ Thích Hạnh Định

Tế Độ Sư của trụ trì Chùa Phật Linh - ĐĐ Thích Hạnh Định Hòa Thượng Thích Như Điển NGƯỜI KIẾN TẠO NGÔI CHÙA VIÊN GIÁC Ở ĐỨC Hòa Thượng: Thích Như Điển Phương Trượng Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc Họ và tên: Lê Cường Đạo danh: Thích Như Điển Ngày và nơi sanh:...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây